CHỮA HẠT CƠM BẰNG ĐÔNG Y NHƯ THẾ NÀO ?

Trả lời 16 năm trước
Thứ mụn mà dân gian gọi chung là mụn cơm (hoặc hạt cơm, mụn cóc, ...), trong y học được chia thành hai loại: Thứ nhất là, loại mụn màu xám, hoặc nâu, đỏ, đen, đỉnh thường phình to như nhụy hoa, mặt sần sùi, có hạt lấm tấm như qủa dâu tằm, ... Y học hiện đại gọi là “mụn cơm thông thường” (Common warts, verruca vulgaris); Đông y thường gọi là “thiên nhật sang”. Thứ hai là, loại mụn cơm có hình tròn bầu dục hoặc đa giác, mặt trơn nhẵn, ranh giới rõ ràng, màu như da bình thường hoặc nâu nhạt. Không có cảm giác gì khác thường hoặc chỉ hơi ngứa; trong y học gọi là "mụn cơm phẳng" ( verruca plana, flat wart). Loại này hay gặp ở thanh thiếu niên, nên còn gọi là "mụn cơm tuổi thanh xuân". Loại thứ hai này hay phát ra ở mặt, cổ, ngực, mu bàn tay, cánh tay .... Theo như cháu viết, nhiều khả năng cháu đã bị mắc loại mụn cơm thứ hai này. Cả hai loại mụn cơm đều do bị nhiễm phải các vi rút thuộc nhóm Human Papilloma Virus (H.P.V) gây nên. Các vi rút gây nên 2 loại mụn cơm nói trên tuy cùng nhóm H.P.V, nhưng khác loài, nên cách dùng thảo dược chữa trị cũng không hoàn toàn như nhau. Dưới đây là một số loại cây cỏ mà cháu có thể sử dụng thử để chữa mụn cơm phẳng: Thuốc bôi ngoài: - Dùng gừng tươi, rửa sạch, ngâm trong giấm ăn một ngày đêm, sau đó giã nát, lấy nước cốt bôi lên những chỗ bị bệnh; Mỗi ngày bôi nhiều lần. - Dùng hạt “nha đạm tử” (mua ở các cửa hàng Đông Nam dược), đem giã nát, dùng bông thấm chất dầu, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày bôi 2-3 lần. Thuốc uống: - Dùng tam thất sống, tán thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 g, chiêu bằng nước trắng đã sôi. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm điều trị 52 ca, đạt kết qủa tốit. Nói chung sau 7 ngày là khỏi. - Dùng hạt ý dĩ 500g, nghiền mịn, trộn đều với 500g đường kính trắng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa con.