Chào chương trình ạ !
Thưa bác sỹ !
Em năm nay 22 tuổi. hiện mới kết hôn đươc 6 tháng tuy nhiên trong thời gian gần đây khoảng 3, 4 tháng e cảm nhận được và sờ thì thấy dưới âm đạo gần ngoài màng trinh xuất hiện 1,2 miếng thịt dư có kích thước bằng hột lúa, mà em không thấy có dấu hiệu gì khác thường như ngứa, hôi .E không biết đó là gì và có phải là bệnh không ,nếu là bệnh thì cách chữa trị như thế nào e rất lo lắng mong bác sỹ tư vấn và trả lời giúp em.Liệu phụ nữ chưa có chồng có bị tình trạng như em không hay chỉ những người có chồng rồi mới có hiện tượng này hả bác sỹ ?
Bạn thân mến!
Để biết chính xác bạn nên đi khám phụ khoa tại các bệnh viện phụ sản. Hoặc liên hệ trực tiếp tới: 1900 599 974 ấn phím 0.
Bạn có thể tham khảo mốt số bệnh lây qua đường sinh dục để phòng tránh hiệu quả:
Bệnh giang mai
Do xoắn khuẩn gây nên. Bệnh tiến triển qua nhiều thời kỳ, tồn tại trong nhiều năm, để lại nhiều di chứng, đặc biệt ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là một nốt loét gọi là “săng” giang mai, xuất hiệu sau khi quan hệ tình dục 10 đến 90 ngày với một người mắc bệnh giang mai. “Săng” giống như một cái mụn hoặc một vết loét mờ, bờ của nốt loét nhẵn nhụi và có cảm giác chắc như sụn, xuất hiện ở vùng sinh dục, đôi khi ở miệng, môi, ở ngón tay hoặc ở hậu môn. Vết loét này mang đầy mầm bệnh, rất dễ lây truyền sang người khác. Vết loét thường không đau và nếu ở trong âm đạo thì bệnh nhân có thể không thấy nhưng vẫn gây nhiễm bệnh cho người khác khi quan hệ tình dục. Vết loét chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó tự mất đi nhưng vẫn tiếp tục lan ra toàn thân. Sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như đau bụng, sốt nhẹ hoặc loét ở miệng, sưng khớp hoặc có các triệu chứng dưới đây xuất hiện ở da:
- Rát hoặc mụn khắp cơ thể.
- Vết ban nổi hình tròn hoặc bầu dục.
- Rát ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân.
Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây truyền chỉ bằng tiếp xúc đơn giản như hôn, sờ vì mầm bệnh có ở da. Tất cả những triệu chứng này sẽ tự mất đi và sau đó người bệnh có thể cho rằng bệnh đã đỡ, nhưng thực chất bệnh vẫn tiếp tục phát triển. Nếu không được điều trị thích hợp, giang mai có thể xâm lấn bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, gây nên nhiều bệnh cảnh như bệnh tim, liệt cơ thể, rối loạn tâm thần và dẫn đến tử vong. Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền giang mai cho thai nhi. Giang mai có thể gây ra dị tật bẩm sinh, hoặc thai chết lưu hoặc đẻ non.
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như trên, khi phát hiện có một vết loét ở bộ phận sinh dục cần thiết phải thử máu xem có phải bị mắc bệnh giang mai không để điều trị sớm. Các thuốc kháng sinh như penixilin, doxicyclin, tetracyclin, erythromycin... hiện vẫn có tác dụng, liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa da liễu.
Lậu và chlamydia
Là hai bệnh tương tự nhau nhưng chlamydia nặng hơn và lậu thường bắt đầu sớm hơn. Một người có thể cùng một lúc mắc lậu và chlamydia nên trong điều trị tốt nhất là điều trị cả hai. Bệnh lậu do cầu khuẩn gây nên. Bệnh nhân sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh có các triệu chứng đái rắt, đái buốt, đái ra mủ, mỗi khi đi tiểu rất đau, người bệnh mệt mỏi hoảng hốt. Ở nam giới mắc bệnh lậu, các dấu hiệu thường xuất hiện sau khi giao hợp từ 2 đến 5 ngày, nhưng cũng có nam giới mắc bệnh có thể không có dấu hiệu.
Ở nữ giới, các dấu hiệu mắc lậu và chlamydia có thể bắt đầu sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Thậm chí có khi lại không có bất kỳ dấu hiệu nào mà vẫn có thể truyền lậu và chlamydia cho một người khác khi quan hệ tình dục.
Những dấu hiệu nhận biết ở phụ nữ: Âm đạo hoặc hậu môn có nhiều dịch vàng hoặc xanh lá cây, đau hoặc buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới, sốt, đau hoặc chảy máu trong khi giao hợp, hoặc không có một tý dấu hiệu nào.
Lậu và chlamydia đều là những bệnh nghiêm trọng nhưng dễ điều trị nếu được chữa sớm. Ngược lại nếu không điều trị sớm sẽ có thể gây nhiễm khuẩn nặng và dẫn đến biến chứng như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt... gây vô sinh ở nam; viêm buồng trứng, vòi trứng gây tắc và vô sinh ở nữ.
Điều cần chú ý là cần điều trị cả hai người (vợ, chồng hoặc bạn tình) càng sớm càng tốt. Khi biết bạn tình bị lậu hoặc chlamydia, hoặc nhận thấy ở người nam giới có chút dịch thải hoặc một giọt mủ ở dương vật, thì cả hai đều cần phải điều trị. Hiện nay có nhiều loại kháng sinh điều trị hiệu quả hai bệnh này, tuy nhiên cần được bác sĩ da liễu khám và chỉ định liều dùng thích hợp. Trong cả quá trình điều trị nên ngừng giao hợp hoặc sử dụng bao cao su mỗi lần giao hợp. Đặc biệt chú ý một số loại thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Bệnh HIV
Triệu chứng lâm sàng:
1. Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng.- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng. - Sốt kéo dài trên 1 tháng.
2. Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên 1 tháng.
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
- Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes).
- Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.
- Nhiễm nấm (tưa) ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát.
- Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng.
* Chẩn đoán AIDS: Khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,...
b. Các xét nghiệm chẩn đoán
1. Xét nghiệm kháng thể. Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang.
2. Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase
3. Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...
4. Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội như giang mai, viêm gan B, lao...
III. Điều trị
Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Gồm:
1. Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc chống virus: CÁc thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus.
- Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...
- Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.
2. Trị liệu bổ sung:
- Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ.
- Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,...
IV. Đường lây truyền HIV
HIV lây truyền qua 3 đường: 1.Đường tình dục. ;2. Máu và các chế phẩm máu.; 3. Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú
* HIV không lây truyền qua:
Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,... ; Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,... ; Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,... ; Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,...
V. Dự phòng
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
- Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có cần phải đi khám bác sỹ ngay.