Mụn trứng cá (acne) (MTC) là một rối loạn thường gặp của da đặc trưng bởi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và viêm tấy. Bệnh thường gặp ở tuổi vị thành niên. Có đến hơn 80% bạn trẻ từ 12-24 tuổi đã từng bị mụn trứng cá. MTC có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng không phổ biến ở người 20-40. Một số người vẫn còn bị MTC cho đến hơn 40-50 tuổi. Nhiều phụ nữ trưởng thành vẫn bị MTC trong khi mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi ngưng thuốc ngừa thai uống do những thay đổi về nội tiết tố.
MTC hình thành khi nang lông trên da bạn bị tắc nghẽn bởi chất nhờn hoặc xác các tế bào da chết. Mỗi nang lông đều có chỗ đổ vào của các tuyến bã nhờn, tiết ra một loại dầu nhờn – gọi là Sebum - giúp bôi trơn lông tóc của bạn. Sebum bình thường chạy theo xung quanh thân lông tóc rồi sau đó đổ ra bề mặt da theo lỗ chân lông. Khi cơ thể bạn tiết ra quá nhiều sebum và các tế bào chết lấp nghẹt lỗ chân lông, cả hai sẽ trộn lẫn với nhau tạo ra một cái nút chặn mềm màu trắng.
Nút chặn này có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn lỗ chân lông, làm cho thành nang lông phình to ra tạo nên mụn đầu trắng. Nếu lỗ chân lông vẫn mở và các chất bẩn bám vào làm cho các nút chặn chuyển màu đen, sẽ tạo ra mụn đầu đen. Vùng sưng sẽ nổi lên màu đỏ, chính giữa màu trắng khi nút chặn bị viêm sưng hoặc nhiễm trùng –mụn mủ. Sự viêm tắc lan sâu vào bên trong nang lông hình thành những cục u sưng nổi lên trên bề mặt da gọi là các mụn bọc. Các lỗ chân lông khác trên da bạn – nơi đổ của tuyến mồ hôi ra da - bình thường không bị mụn trứng cá.
MTC hiếm khi nặng, nhưng nó thường gây khó chịu và tạo sẹo trên da. Nếu được điều trị đúng phương pháp, bạn có thể kiểm soát được mụn và trong một chừng mực nào đó cũng có thể hạn chế được sẹo.
Dấu hiệu và triệu chứng
MTC điển hình thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, lưng, vai, da đầu và có thể ở dưới các dạng sau:
Nguyên nhân
Có 3 yếu tố chính góp phần hình thành MTC:
Người ta chưa biết rõ nguyên nhân tăng tiết bã nhờn tạo MTC, nhưng hàng loạt các yếu tố thuận lợi đã biết như yếu tố hormone, vi trùng, một số loại thuốc, yếu tố di truyền, stress,…
Ngược lại với điều mà nhiều người nghĩ, thực sự thì thực phẩm ảnh hưởng rất ít đến MTC. Cả chocola lẫn các thức ăn béo đều không phải là nguyên nhân cũng như không làm nặng thêm MTC. MTC cũng không phải do tình trạng vệ sinh da kém; đôi khi chà rửa da quá nhiều hoặc bằng một số loại xà phòng, hoặc thoa xức một số loại thuốc có thể làm dị ứng da và thúc đẩy MTC nặng hơn.
Yếu tố nguy cơ
Các thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây kích thích hoặc làm cho MTC nặng thêm:
Các yếu tố nguy cơ khác có thể gặp:
Điều trị
Mục đích là làm tiết bã nhờn, giảm chu kỳ tế bào da, chống nhiễm khuẩn hoặc phối hợp. Hầu hết các liệu trình điều trị MTC đều không thể cho kết quả thấy được ngay sau 6-8 tuần. Các thuốc trị MTC đường uống chống chỉ định cho phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu.
Một số phương pháp thường dùng như sau:
Thuốc thoa. Làm khô nhờn ở da, tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện sự tróc của các tế bào da chết. Các thuốc bán tự do không cần kê toa tại các nhà thuốc thường nhẹ và chứa các hoạt chất benzoyl peroxide, sulfure, resorcinol hoặc salicylic acid. Các thuốc này hữu ích cho các loại MTC rất nhẹ. Nếu không đáp ứng, bạn cần đến thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đầy đủ hơn. Tretinoin (Retin-A, Renova) và adapalene (Differin) là các dẫn xuất thường dùng của vitamin A. chúng giúp ngăn chặn sự hình thành nút chặn ở lỗ chân lông. Một số kháng sinh tại chỗ cũng có tác dụng tốt, nhờ ức chế sự phát triển quá mức và tiêu diệt vi khuẩn. Thường thì sự phối hợp của 2 loại thuốc này cho kết quả tối ưu.
Kháng sinh toàn thân dùng dường uống thường được chỉ định cho MTC trung bình và nặng nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ức chế hiện tượng viêm. Việc điều trị kháng sinh này thường phải kéo dài nhiều tháng và thường phải phối hợp với các loại kháng sinh tại chỗ.
Isotretinoin. Đối với các mụn bọc sâu, kháng sinh có thể không đủ hiệu quả. Isotretinoin (Accutane) là một thuốc rất hiệu quả giúp làm lành các mụn bọc cũng như các mụn không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Thuốc này thường được dùng trong những trường hợp MTC nặng nề nhất. Tuy có tác dụng rất mạnh nhưng việc sử dụng phải hết sức thận trọng dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc ngừa thai uống. Dạng phối hợp giữa norgestimate và ethinyl estradiol (Ortho-Cyclen, Ortho Tri-Cyclen), có khả năng làm giảm MTC ở phụ nữ. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
Phẫu thuật thẩm mỹ, giúp giảm bớt các vết sẹo do MTC để lại. Quá trình thường gồm cắt lọc, bóc bỏ các vùng da bị thương tổn bằng hóa chất hoặc bằng cách đông lạnh chúng, sau đó phục hồi tái tạo bề mặt bằng kỹ thuật dermabrasion hoặc laser. Dermabrasion là kỹ thuật chỉnh hình da dùng cho những trường hợp sẹo nặng hơn, bằng cách loại bỏ lớp da ngoải cùng bằng môt bàn chải sắt quay tròn tốc độ nhanh. Kỹ thuật laser dùng các sóng ngắn của ánh sáng cực mạnh để lấy đi lớp ngoài của da. Tuy nhiên phẫu thuật thẩm mỹ gặp trở ngại nếu như da bạn có xu hướng tạo nhiều mô sẹo, sau phẫu thuật có thể làm da bạn tạo sẹo xấu hơn.
Tự chăm sóc
Hầu hết MTC có thể tránh được hoặc kiểm soát được nhờ vào việc quan tâm chăm sóc da đúng mức chỉ với những kỹ thuật cơ bản sau:
Sau đây mình hướng dẫn cho bạn cách trị mụn và có 1 làn da sáng, sạch. không chỉ nữ mà nam cũng có thể sử dụng cách này. mình sử dụng và có hiệu quả rát tốt.
1. Mặt nạ mật ong, sữa chua, chanh
Chuẩn bị:2 thìa sữa tươi, 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng nước chanh, sữa chua và nước ấm.
Cách làm:Trộn đều tất cả nguyên liệu vào một cái bát để có được một hỗn hợp thống nhất. Đắp hỗn hợp lên toàn bộ khuôn mặt và vùng cổ. Chờ ít phút cho mặt nạ khô lại rồi tiếp tục đắp thêm một lớp nữa cho đến hết hỗn hợp. Sau khi hoàn tất việc đắp mặt nạ, chờ khoảng mười phút sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.
Mặt nạ này có thể sử dụng để 3-4 lần một tuần (kể cả việc áp dụng hàng ngày cũng sẽ không gây hại), giúp da không bị nhiễm khuẩn, ngừa mụn và làm da láng mịn trông thấy. Acid citric trong nước chanh và sữa chua là một chất tẩy rửa xuất sắc và làm mềm da (điều này chỉ có được khi sử dụng hỗn hợp trên, vì chỉ đắp mặt nạ chanh sẽ làm da bị căng, khô)có hiệu quả đó bạn.
2. Mặt nạ mật ong, cám gạo, và nghệ tươi.
Bạn phải chuẩn bị:
1 muỗng canh mật ong
1 muỗng canh cám gạo (Ái Liên)
1 củ nghệ tươi
Cách làm: b1. gọt vỏ nghệ và đâm nhuyễn, cho ít nước vào trộn đều và vắt lấy nước cốt nghệ.
b2. Cho nước cốt nghệ vào 1 cái chén nhỏ => cho 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh bột cám gạo thơm => trộn đều.
b3. rửa mặt bằng sữa rửa mặt thật sạch, chắc chắn là không còn bụi bặm ở da mặt. cho các lỗ chân lông mở ra=> sau đó lau khô=> đắp hỗn hợp mới làm lên mặt và nằm thư giãn khoảng 40 phút sau đó rửa thật sạch bằng nước ấm. Chúc các bạn có làn da khỏe sạch, và trắng. Khi đi ra đường nhớ mang khẩu trang nhé! nếu siêng thì các bạn có thể sử dụng khoảng 4 đến 5 lần 1 tuần. Nhiều hơn thì càng tốt.
Nếu hiệu quả thì nhớ nhắn tin cho mình nhé. mong làm quen với các bạn ở Tp HCM.
nick yahoo mình nè: Nhock_romantic
Trước đây mình cũng đã từng bị viêm da do nặn trứng cá khi tay chưa vệ sinh. Mình đã đến bệnh viện 108 khoa da liễu, bác sĩ kê thuốc cho bôi nhưng vẫn không khỏi, mình đã thử dùng bằng tinh dầu Tràm Trà và Mù U.
Sau một thời gian mình thấy ko còn mụn như trước nữa.
Bạn thử dùng tinh dầu xem sao nhé!
Em gáimình nhìn nét mặt xinh xắn nhất nhà mỗi tội có mụn trứng cá nên nhìn mặt nó chán đời lắm! cứ cái này tẹt xuống cái kia lại trồi lên.
Trước tết mìnhđưa nó tới Ocean beauty chữa mụn, chỗ này mình triệt lông chân vĩnh viễn, mình thấy có nhiều em chữa mụn ở đâymặt mụn nhiều hơn em mình còn chữa khỏi nên mình bảo nó tớiđây chữa. Nó chữađâu mất hơn 2 tháng thì khỏi mụn. Giờ thìđúng là nó xinh nhất nhà rồi :D
Mụn bọc chắc chữa mất từ 6 - 1 năm :((