Mắt trái nháy liên tục có sao không?

Dạo này hok hiểu sao mí mắt trái của mình cứ nháy liên tục hok có sao hok nữa.

Hỏi ai cũng nói là sắp có điềm gì đó xảy ra.nhưng mình thì hok tin vì mình hok có mê tín.

Dạo này mình hay thức khuya,ngồi máy vi tính nhiều hok biết có bệnh gì hok nữa,mắt cứ nháy liên tục rất khó chịu.Ai biết cách gì chỉ giúp mình với.thanks!

anhchangcaoboi_16
anhchangcaoboi_16
Trả lời 14 năm trước

Mình cũng bị như bạn nè,bạn đọc bài ở dưới để biết thêm nhé:
Chứng giật mí mắt (eyelid myokymia) thường chi phối mí mắt duới và ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến thị giác. Khi co giật mạnh thì có thể làm xê dịch tròng mắt. Bệnh là do rối loạn thần kinh - cơ. Chứng giật mí mắt thường giới hạn vào mí mắt và không có nguyên nhân rõ rệt, và có thể tự nhiên khỏi, không cần chữa trị. Lấy tay kéo nhẹ mí mắt có thể làm giảm chứng co giật. Chứng này có thể kéo dài vài tuần hay vài tháng, thường xảy ra khi mệt mỏi, tinh thần căng thẳng.

Nếu chứng co giật gây khó chịu thì có thể dùng thuốc Botox tiêm vào mí mắt đế làm liệt bắp cơ mí mắt. Nếu thuốc quá mạnh thì có thể là xệ mi mắt. Thuốc này chỉ tác dụng trong vài tháng, nếu cần phải được tiêm lại. Thường thì không cần đến phương pháp này.

Nếu chứng co giật lan đến các bắp cơ khác trên mặt (như bệnh co giật toàn bộ mí mắt/blepharospam; bệnh co giật nữa bên mặt/hemifacial spasm, bệnh co giật toàn bộ mí mắt và loạn trương lực cơ miệng và mặt/Hội chứng Meige, v.v.) thì nên chụp hình MR não bộ xem trục não có bị tổn thương gì không.

Tóm lại, chứng giật mí mắt thường giới hạn vào mí mắt dưới và có thể tự nhiên khỏi, không cần phải chữa trị và không có ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu dưới đây :

Cà phê giúp chống bệnh giật mí mắt

Uống mỗi ngày một tách phê trong gần 2 năm liền có thể làm chậm thời kỳ phát bệnh co giật mí mắt... Theo một cuộc khảo sát trên 581 người bao gồm những người mắc bệnh này ở các giai đoạn khác nhau và thân nhân của họ.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng uống cà phê có thể chống lại chứng co thắt mí mắt dẫn đến căn bệnh mù loà.

Các nhà khoa học Italy đã nghiên cứu thói quen uống cà phê và hút thuốc trên 166 người bị mắc chứng co giật mí mắt ở giai đoạn đầu, 228 người bị co giật nửa mặt (một chứng co cơ bắt đầu từ mí mắt và trải rộng ra các cơ khác ở mặt) và 187 đối tượng là người thân của bệnh nhân.

Họ đã kiểm tra xem những người này có uống cà phê hay hút thuốc hay không, số lượng uống mỗi ngày là bao nhiêu và trong khoảng thời gian là bao lâu. Đồng thời, các bệnh nhân cũng đã được hỏi thời kỳ phát bệnh co giật cơ. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phân tích khả năng thuyên giảm bệnh của các đối tượng nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa việc uống cà phê và hút thuốc với sự phát triển bệnh co giật mí mắt.

Nghiên cứu của họ cho thấy không có mối liên hệ nào giữa việc hút thuốc và căn bệnh này nhưng với việc uống cà phê thì ngược lại. Uống cà phê trong 1,7 năm trở lên với một tách mỗi ngày có thể làm chậm lại thời kỳ phát bệnh co giật mí mắt.

Theo các nhà nghiên cứu, nhân tố có tác dụng bảo vệ rõ ràng nhất là caffeine, thế nhưng người Italy lại rất ít khi uống cà phê được lọc hết caffeine cho nên đã gây khó khăn cho họ trong việc kiểm nghiệm tác động của chất này đối với căn bệnh co giật mí mắt.

Họ tin rằng chất caffeine ức chế các cơ quan nhận cảm trong bộ não có liên quan tới chứng co giật, và họ đã giải thích cơ chế hoạt động của nó tương tự như trong tác động chống lại bệnh Parkinson của chất này.

Chứng co giật mí mắt là một dạng rối loạn cử động thần kinh gây ra hiện tượng co cơ liên tục và vô thức. Nó thường tác động tới những người ở độ tuổi 50 đến 70. Một số người bị chứng bệnh này có thể bị mất khả năng nhắm mắt và ở những trường hợp nặng thì bị mất khả năng thị giác.

Trong khi nhiều người cho rằng uống cà phê có hại cho sức khoẻ thì nghiên cứu trên lại đưa ra một bằng chứng ủng hộ cho thói quen này của hàng triệu người trên thế giới... Hiện đă có những ý kiến cho rằng cần phải có nghiên cứu sâu sắc hơn đối với phát hiện mới này.

* Hằng Minh (Nguồn BBC, Softpedia News)

(Các) nguồn

Bác sĩ Nguyễn Quyền Tài

Nguyen Ba Truong
Nguyen Ba Truong
Trả lời 9 năm trước

Tham khảo giải mã nháy mắt tráinháy mắt phải theo giải thích của Khoa Học và Tâm Linh