Chào bạn
Công nhân làm trực tiếp sản xuất nhựa sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nặng nề, ngày xưa mẹ mình làm ngành nhựa 1 năm cty bồi dưỡng đường, sữa liên tục vì là ngành tiếp xúc với chất độc hại bạn ạ.
Bất kỳ chất hóa học nào cũng độc, kể cả ko khí bụi ngoài đường.
Không khí bẩn tác động đến tất cả chúng ta
Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Hẳn bạn đã từng biết có người do ảnh hưởng của không khí bẩn mà sức khoẻ bị giảm sút. Về lâu dài, bạn cũng có thể là nạn nhân.
Không khí của thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm chủ yếu do các hoạt động:
Giao thông: khói thải từ các loại xe có động cơ chạy trên đường
|
Khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp |
Dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển của thành phố làm tăng lưu lượng xe lưu thông trên đường, ngày càng làm ô nhiễm bầu không khí chúng ta đang hít thở.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ
Các biểu hiện sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm không khí:
- Chảy nước mắt.
- Ho hay thở khò khè.
Mức độ bị ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.
Những người nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là:
người cao tuổi |
phụ nữ mang thai |
trẻ em dưới 14 tuổi |
người có bệnh về phổi và tim mạch |
người làm việc ngoài trời |
người tập thể dục, thể thao ngoài trời |
Mức độ ô nhiễm không khí cao có tác hại đến sức khoẻ:
- Bệnh tim mạch trầm trọng;
- Gây tổn thương hệ thống hô hấp.
Tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với không khí ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng:
- Sức khoẻ của phụ nữ đang mang thai;
- Làm tăng nhanh sự lão hoá, giảm chức năng của phổi;
- Bệnh hen suyễn, viêm phế quản và có thể bị ung thư;
- Giảm tuổi thọ.
Những chất gây ô nhiễm không khí
Bụi: phát sinh từ nhiều nguồn như hoạt động sản xuất, nhà máy nhiệt điện, xe dùng dầu diesel, bếp lò sử dụng than củi, xe xhạy trên đường không trải nhựa.
Ô-xýt cac-bon (CO): là chất hkí không màu, không mùi, được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, từ các phương tiện giao thông, thiết bị công nghiệp.
Khí CO có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc có thể gây tổn hại đến hệ thống tim mạch.
Ô-xýt lưu huỳnh (SO2): là chất khí được sinh ra từ quá trình đốt nhiện liệu như than, dầu F.O, D.O có chứa lưu huỳnh. Khí SO2 độc hại không chỉ đối với sức khoẻ con người, động thực vật, mà còn tác động xấu lên vật liệu xây dựng, các công trình kiến trúc.
Khí SO2 kích thích mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản hoặc tăng tiết dịch niêm mạc đường khí quản.
Khí ô-zôn (O3): là chất khí gây ô nhiễm không màu, hình thành từ phản ứng hoá học giữa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và ô-xýt nitơ (NOx) dưới ánh sáng mặt trời. VOCs và NOx được sinh ra chủ yếu từ hoạt động của xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe gắn máy.
Khí ô-zôn kích thích mạnh đối với mắt, da, có thể gây chóng mặt, nhức đầu, giảm huyết áp và khó thở.