Rau mầm là tên gọi chung cho nhiều thứ mầm non khác nhau. Rau trồng bằng các loại hạt giống phổ biến như: củ cải, cải bẹ xanh, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, cỏ linh lăng, vừng đen, rau dền… Có thể chia rau mầm làm hai loại: rau mầm trắng (trồng trong điều kiện không có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng), rau mầm xanh (trồng trong điều kiện có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh). Rau mầm có những lợi ích sau đây:
1. Rau mầm có chứa nhiều oxy. Bởi vì rau mầm là một loại thực phẩm “sống”, nên chúng có chứa hàng trăm phân tử oxy (oxygen), là yếu tố cần thiết cho các tế bào khỏe mạnh.
2. Rau mầm có một tác dụng kiềm hóa trên cơ thể con người. Cơ thể cần kiềm hóa nhằm làm cho khỏe mạnh. Có nhiều loại thực phẩm và các độc tố có thể làm mất tính cân bằng này, trong khi rau mầm giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng nhờ tác dụng kiềm hóa giúp cho cơ thể thư giãn và thoải mái.
3. Rau mầm có chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Rau mầm có nhiều chất EFAs, đây là những axit béo quan trọng mà cơ thể cần để hoàn thành các chức năng cơ bản. Chúng ta cần một mức độ nhất định chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày nhằm tránh sự nhiễm bệnh và làm vững mạnh hệ miễn dịch. Vì vậy, nó phù hợp với chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe và giữ chức năng trao đổi chất trong cơ thể ở mức tối ưu.
4. Rau mầm là nguồn chất xơ tự nhiên. Chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp cho chúng ta có được cảm giác no trong các bữa ăn. Việc ăn nhiều chất xơ cần thiết trong chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe và giảm rủi ro bị táo bón. Chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
5. Rau mầm cung cấp nhiều vitamin B, C và các yếu tố dinh dưỡng khác. Rau mầm chứa nhiều vitamin và khoáng và số lượng các chất này còn cao hơn khi hạt giống rau mầm được ngâm nước qua đêm. Ngâm hạt qua đêm làm gia tăng mức độ vitamin B, bàng cách này chúng ta làm gia tăng vitamin B có lợi cho cơ thể.
6. Ăn rau mầm gia tăng tổng số protein có giá trị. Rau mầm chứa một lượng có ý nghĩa protein thực vật và có thể rất hữu ích trong chế độ ăn uống hàng ngày. Thậm chí có thể thay thế cho protein từ động vật. Vì thế, nếu bạn là người ăn chay, rau mầm sẽ là một phần thức ăn trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc hàng tuần.
7. Rau mầm có số calo rất thấp. Nếu bạn cần giảm cân và muốn cắt giảm calo, rau mầm sẽ đồng hành cùng bạn với cách sống này. Rau mầm chỉ chứa khoảng 35 kcalo/100g, và khối lượng này là một sự kết hợp gồm tinh bột - đường, protein, chất béo có lợi cho sức khỏe.
Thang Du
Trả lời 9 năm trước
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau bình thường. Cụ thể, lượng dinh dưỡng trong 50g rau mầm tương đương với lượng dinh dưỡng trong 200g rau bình thường.
Theo nhiều nghiên cứu, trong rau mầm cũng có chứa rất nhiều loại amino axit, vitamin (B, C, E, A…) với hàm lượng cao. Ngoài ra, rau mầm còn rất giàu chất xơ cùng chất khoáng, là những chất cần thiết cho cơ thể.
Rau mầm cũng có chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó cũng có chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu.
Đơn cử, trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu. Tương tự, trong giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein.
Tác dụng chữa bệnh của rau mầm
Vitamin C và vitamin E dồi dào trong rau mầm còn có tác dụng giúp da mịn màng, khỏe mạnh.
Cũng nhờ giàu các vitamin, rau mầm còn có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại ra mầm (nhất là rau mầm củ cải trắng, bông cải xanh) đều có chứa chất glucosinonates (GSL). Khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên chất GSL chỉ có nhiều trong rau mầm và ít dần khi cây lớn.
Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại từ môi trường. Đồng thời, hai hoạt chất là phytoestro-genistein và daidzein trong giá đỗ có nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương là các nội tiết tố cho sinh dục nữ và làm đẹp cho nữ giới.
Tác dụng chữa bệnh của rau mầm
Các chất trong rau mầm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra còn giúp ngừa tiểu đường, ung thư...
Một nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào 4/2012 của "Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.
Cùng với đó, theo nghiên cứu của Đại học Davis, California, trong hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch nảy mầm chứa ít hơn protein gluten. Hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.
Tuy nhiên, không phải rau mầm nào cũng ăn được. Bạn nên nhớ không được ăn rau mầm cây sắn, rau mầm khoai lang, rau mầm các loại dưa, rau mầm đậu ván và đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric khiến bạn dễ bị nhiễm độc.