Các mẹ ơi gấp ạ, chẳng là em ở chung cư. Gần nhà vừa có vụ chập điện khi cả nhà đi vắng, may mà quản lý chung cư xử lý kịp thời.
Mùa hè rồi nên các gia đình sử dụng nhiều các thiết bị điện, dễ dẫn đến chập điện, cháy nổ hơn. Các mẹ có cách gì để phòng tránh chập điện cháy nổ cho gia đình vào mùa hè chỉ giúp em với.
Em ở chung cư, cả nhà cũng đi làm cả ngày nên không yên tâm ạ. Em cảm ơn các mẹ.
Các gia đình nên nâng cao ý thức an toàn trong sử dụng điện, gas, hóa chất tại nhà, tránh tai nạn cháy nổ.
Để tránh các tai nạn về điện
Khi lắp hệ thống dây dẫn điện cần tính toán đảm bảo công suất cho việc lắp đặt thêm các thiết bị điện sau này nhằm tránh tình trạng quá tải gây chập điện. Các ổ cắm điện cần lắp đặt ổ 3 chấu có chấu thứ 3 nối đất để an toàn khi thiết bị điện rò điện ra bên ngoài. Đối với nhà xây mới nên yêu cầu thiết kế dây điện âm tường, có cầu dao từng phòng để dễ cắt điện khi xảy ra sự cố.
Nhà đang mắc dây điện lộ thiên thì nên thay bằng các dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện, đặt bên trong ống cách điện. Dây dẫn điện phải có tiết diện đủ để dòng điện cho phép đi qua dây lớn hơn dòng điện nguồn và phụ tải ít nhất là gấp đôi để tránh quá tải gây chạm chập, phát hỏa.
Bên cạnh đó, phải lắp cầu dao, attomat, hoặc rơle cắt điện nhanh ở phía sau điện kế, đầu đường dây chính trong nhà hoặc ở đầu mỗi nhánh dây phụ và phải lắp cầu chì trước các ổ cắm điện, để khi có chạm chập hoặc quá tải tránh nguy cơ gây cháy, nổ. Tất cả cầu dao, cầu chì phải có nắp đậy. Khi phát hiện các chỗ dây điện bong tróc lớp cách điện phải thay sửa ngay, các mối nối quấn lại băng keo chắc chắn, dây điện đôi thì các mối nối phải so le nhau.
Không để dây dẫn điện chạm vào bàn ủi, chạm vào bloc máy lạnh, không để dây dẫn điện gần lò nấu, bếp gas. Các thiết bị dụng cụ điện phát nhiệt như bàn ủi, bếp điện không để gần chất dễ cháy để tránh phát hỏa khi tiếp xúc.
Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay như máy sấy tóc, máy masage, máy mài, máy khoan... phải mang găng tay cách điện để tránh giật nếu rò điện. Khi di chuyển các dụng cụ đang cắm điện phải cắt nguồn. Cần phải nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy bơm nước... để không bị giật khi có rò điện. Để đề phòng điện giật, không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt.
Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện, thông báo cho mọi người cùng biết để không đóng điện bất ngờ. Tốt nhất là nhờ người có chuyên môn kỹ thuật về điện để sửa chữa nhằm tránh nguy cơ tai nạn hoặc chạm chập điện gây cháy sau khi đóng lại cầu dao.
Để tránh chập điện, mỗi khi ra khỏi nhà phải tắt hết các thiết bị dùng điện hoặc tốt nhất là cắt cầu dao tổng để nếu có thiết bị điện trong nhà quên tắt, hoạt động thời gian dài sẽ phát nhiệt gây cháy.
Khi có người bị điện giật, phải nhanh chóng ngắt cầu dao gần nhất, dùng cây khô, vật dụng bằng nhựa gạt dây điện ra khỏi người bị giật hoặc đứng lên bàn, ghế kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện và cấp cứu kịp thời.
Khi có trường hợp chạm chập điện gây cháy cũng cần cắt ngay cầu dao điện, báo động cho mọi người thoát ra khỏi nhà. Nếu chắc chắn không còn ai mắc kẹt trong nhà mới sử dụng bình.
Để phòng tai nạn cháy nổ gas
Đối với bếp ăn của hộ gia đình cần có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác. Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió.
Khoang đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy. Bình gas được đặt trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, có tường ngăn cách chống va đập, làm đổ, xê dịch bình hỏng hoặc tuột dây dẫn khí gas. Mỗi bếp đun chỉ bố trí 1 bình loại 12 kg hoặc 13 kg gas; không để bình dự trữ hoặc vỏ bình trong bếp đun.
Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện rò rỉ khí gas. Khi phát hiện mùi gas, hoặc thiết bị báo động phát tín hiệu, phải nhanh chóng xác định vị trí bị rò. Dùng nước xà phòng bôi lên những nơi nghi rò rỉ để xác định chính xác. Tuyệt đối không được dùng ngọn lửa để tìm nơi rò rỉ, kể cả bật hay tắt công tắc điện, cầu dao... vì dễ phát sinh nhiệt gây nổ.
Một giải pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay là lắp đặt hệ thống cảnh báo khi xảy ra rò khí gas bằng các cảm biến.
Bảo quản hóa chất dễ cháy
- Khi bảo quản hóa chất, phải chia nhiều khu vực, kho riêng theo mức độ dễ cháy, nổ của các nhóm hóa chất, để bảo quản được an toàn theo quy định.
- Kho chứa hóa chất dễ cháy nổ phải cách ly với lửa và nguồn nhiệt. Phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định như cấm đem các vật gây ra lửa vào kho, cấm chiếu sáng bằng lửa, chỉ được chiếu sáng bằng đèn phòng cháy, nổ; cấm hàn hoặc làm những công việc phát ra tia lửa gần kho dưới 20m; không đi giày đinh hoặc có đóng gá sắt vào kho.
- Khi vận chuyển đồ chứa bằng kim loại, cấm quăng vật, kéo lê trên sàn cứng, cấm dùng các dụng cụ gây ra tia lửa; cấm để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho. Các xe chạy bằng ắc quy, thiết bị nâng, xúc bằng điện phải lắp động cơ an toàn phòng nổ.
- Kho phải khô ráo, thông thoáng, phải có hệ thống thông gió tự nhiên hay cưỡng bức. Đối với các chất dễ bị oxy hóa, bay hơi, cháy, nổ, bắt lửa ở nhiệt độ thấp phải thường xuyên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ.
- Bao bì chứa đựng hóa chất dễ cháy, nổ dưới tác dụng của ánh sáng, phải bằng vật liệu hoặc có màng cản được ánh sáng hoặc được bọc bằng các vật liệu ngăn ngừa ánh sáng chiếu vào. Các cửa kính của nhà kho phải sơn cản ánh sáng hoặc dùng kính mờ.
- Chất lỏng dễ cháy, bay hơi phải chứa trong các thùng không rò rỉ và để trong hang hầm hoặc để trong kho thoáng mát, không tồn chứa cùng các chất oxy hóa trong một kho.
- Khi rót hóa chất lỏng dễ cháy vào thùng kim loại phải tiếp đất vỏ thùng bằng miếng đồng hoặc nhôm, không được tiếp đất bằng kim loại đen.
Việc lắp đặt hệ thống điện ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại an toàn cháy, nổ và có cấp phòng nổ tương ứng với môi trường hơi, khí dễ cháy nổ.
- Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh ngầm hoặc nổi có ống dẫn hơi khí, chất lỏng dễ cháy, nổ. Không dùng các đường ống này làm vật nối đất tự nhiên.
- Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực chứa các hóa chất dễ cháy, nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng đều phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương.
- Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi khí, bụi dễ cháy, nổ vào thiết bị chiếu sáng;
- Khi sửa chữa, thay thế thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện dẫn vào nhánh đó và treo bảng cấm đóng điện. Chỉ người chịu trách nhiệm, có kỹ thuật về điện mới được làm việc này.
Trong sinh hoạt hàng ngày
Khi hút thuốc tránh để tàn thuốc rớt vương vãi có thể là nguy cơ gây cháy. Trong việc thờ cúng, thắp nhang đèn cũng hết sức cẩn thận. Thiết kế bàn thờ, bát nhang nên đặt một tấm kính để tránh lửa bén, tránh đặt gần luồng hút gió mạnh vì gió có thể thổi tàn lửa nhang bén vào những vật liệu dễ cháy.
- See more at: http://trithucsong.com/gia-dinh/cach-phong-tranh-chay-no-trong-ngoi-nha-cua-ban-c36914.html#sthash.eu82FXyf.dpuf
Mùa hè là thời điểm nhiệt độ có những lúc lên tới tỉnh điểm hơn 40 độ C, vì vậy các gia đình nên nâng cao ý thức an toàn trong sử dụng các thiết bị điện để phòng chống cháy nổ.
1. Những lưu ý để tránh các tai nạn về điện:
Chập điện là nguyên nhân đầu tiên dễ dẫn đến cháy nổ. Để tránh được những nguy cơ rủi ro, trong quá trình lắp hệ thống điện tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:
Dây dẫn điện:
Trước khi chọn dây dẫn điện, bạn nên hiểu rõ các thông số ghi trên dây điện như tiết diện, lõi đồng, số sợi đồng, điện áp, dòng điện... để tính toán và lựa chọn dòng điện phụ tải chính xác để chọn dây dẫn thích hợp.
- Dây dẫn điện phải có tiết diện đủ để dòng điện cho phép đi qua dây lớn hơn dòng điện nguồn và phụ tải, ít nhất là gấp đôi để tránh quá tải, không được chọn dây dẫn có dòng điện nhỏ hơn dòng điện phụ tải bởi dễ làm cháy nổ, chập mạch.
Nếu bạn muốn kiểm tra chất lượng của dây dẫn thì hãy đếm số sợi của lõi có chính xác như đã ghi ở bên ngoài vỏ của dây điện hay không. Nếu số sợi đếm được không đủ so với số sợi đã ghi bên ngoài thì dây dẫn không đảm bảo độ an toàn.
Dây đồng bên trong chất lượng tốt thì có màu vàng đỏ, bóng và mềm.Ngược lại, nếu dây đồng kém chất lượng thì có màu vàng đen và dễ gãy khi bị uốn cong. Tốt nhất bạn nên chọn mua dây dẫn điện của những nhà sản xuất có uy tín.
- Bạn không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt và đặt bên trong ống cách điện.
- Dây dẫn nếu sử dụng đi ngầm thì ít nhất phải có 02 lớp cách điện và phải luồn trong ống nhựa chống cháy.
- Không để dây dẫn điện chạm vào bàn ủi, chạm vào bloc máy lạnh, không để dây dẫn điện gần lò nấu, bếp gas. Các thiết bị dụng cụ điện phát nhiệt như bàn ủi, bếp điện, bếp gas không để gần vật, chất dễ cháy để tránh phát hỏa khi tiếp xúc.
Cầu dao điện:
- Mỗi gia đình phải lắp cầu dao, attomat, hoặc rơle cắt điện nhanh ở phía sau điện kế, đầu đường dây chính trong nhà hoặc ở đầu mỗi nhánh dây phụ.
Để an toàn bạn cũng nên lắp cầu chì trước các ổ cắm điện, để khi có chạm chập hoặc quá tải tránh nguy cơ gây cháy, nổ.
- Tất cả cầu dao, cầu chì phải có nắp đậy. Khi phát hiện các chỗ dây điện bong tróc lớp cách điện phải thay sửa ngay, các mối nối quấn lại băng keo chắc chắn.
- Thường xuyên kiểm tra các automat, trường hợp thấy automat nóng và phát tiếng kêu phải thay thế ngay.
- Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện, thông báo cho mọi người cùng biết để không đóng điện bất ngờ. Tốt nhất là nhờ người có chuyên môn kỹ thuật về điện để sửa chữa nhằm tránh nguy cơ tai nạn hoặc chập điện gây cháy sau khi đóng lại cầu dao.
Ngoài ra, bạn nên nhớ không cắm nhiều thiết bị vào cùng 1 ổ điện để tránh quá tải dễ dẫn đến chập điện.
Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay như máy sấy tóc, máy masage, máy mài, máy khoan... phải mang găng tay cách điện để tránh giật nếu rò điện. Tắt nguồn khi di chuyển các dụng cụ đang cắm điện.
Và điều quan trọng không thể bỏ qua đó là bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn an toàn về điện của các thiết bị trong nhà tủ lạnh, ti vi, máy giặt, lò vi sóng, máy bơm... Các thiết bị có vỏ bằng kim loại cần phải có dây nối đất.
Mỗi khi ra khỏi nhà bạn phải tắt hết các thiết bị dùng điện đang dùng, tốt nhất là cắt cầu dao tổng bởi thiết bị điện hoạt động trong thời gian dài rất dễ phát nhiệt gây cháy.
2. Cách xử trí khi xảy ra chập điện làm cháy nhà:
Chập điện dẫn đến cháy nhà là điều không ai mong muốn. Nhưng để tránh nguy cơ rủi ro, mỗi gia đình cần trang bị những kiến thức về sử dụng các thiết bị điện an toàn để giảm thiểu tối đa những thiệt hại nếu có.
- Khi có trường hợp chập điện gây cháy, cần cắt ngay cầu dao điện, báo động cho mọi người thoát ra khỏi nhà. Nếu chắc chắn không còn ai mắc kẹt trong nhà mới sử dụng bình chữa cháy để dập lửa. Đồng thời cài đặt sẵn số điện thoại 114 vào điện thoại để trong trường hợp cần thiết phải gọi cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy hỗ trợ.
- Lắp chuông báo khói ở nhiều vị trí trong nhà bạn để khi xảy ra sự cố bạn hoàn toàn có thể loại trừ nguy cơ chết cháy trong nhà. Bạn nên kiểm tra pin báo cháy thường xuyên để đảm báo thiết bị báo cháy của bạn luôn luôn hoạt động tốt. Thường 6 tháng bạn nên thay pin 1 lần.
- Không bao giờ dùng nước để dập tắt những đám cháy do chập điện. Trong khi chờ lực lượng cứu hỏa đến, ngồi thấp xuống để tránh hít khói. Nếu quần áo bị bắt lửa, thì lăn vòng ra đất để dập tắt lửa.
- Bạn và các thành viên trong gia đình cần thảo luận trước phương án và kế hoạch thoát khỏi đám cháy bao gồm việc thoát ra khỏi nhà và tập trung tại một địa điểm nào đó.
Nếu trong nhà có người bị bỏng vì điện thì cần phải ngâm vết bỏng trong nước lạnh rồi sau đó đắp bằng vải sạch và khô. Còn nếu vết bỏng lớn thì phải dùng vải khô và vô trùng phủ lên vết bỏng rồi đưa đi cấp cứu ngay lập tức! Bỏng điện sẽ gây ra các tổn thương cho da, cơ và xương của nạn nhân. Để tránh cho nạn nhân có thể bị sốc do bỏng điện, để nạn nhân nằm dài ra đất, chân kê cao. Đừng bao giờ tìm cách gỡ những mẩu áo quần bị cháy khỏi làn da đang bị bỏng.