Xe máy điện là gì, có phải dăng ký không?

Xe máy điện là gì và khi mua có phải dăng ký không các bạn, mình đang phân vân giữa xe đạp điện và xe máy điện mà chưa biết nên chọn loại nào ạ, các bạn giúp mình với...

Trả lời 8 năm trước
Theo Điều 3, Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014), xe máy điện và xe đạp điện được hiểu như sau: - Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. - Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Trả lời 8 năm trước
Hiện nay trên thị trường, xe máy điện và xe đạp điện có giá bán chênh lệch nhau không nhiều, nhưng theo luật xe máy điện phải bị quản lý phương tiện bằng biển số. Đây là một thiết kế truyền thống cho xe máy điện, kiểu dáng không khác xe đạp mini Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý gia hạn việc miễn lệ phí trước bạ cho xe máy điện đăng ký biển số đến hết tháng 6/2016, đồng thời cho phép Bộ công an giảm bớt thủ tục giấy tờ để khuyến khích người dân tuân thủ pháp luật. Hiện nay, các quy định pháp luật đã có sẵn, và xe máy điện phải đăng ký mới được lưu hành. Theo Nghị định 171, với những lỗi điều khiển xe không có còi, đèn soi, biển số hoặc điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định sẽ bị phạt từ 80-100.000 đồng. Người sử dụng đăng ký xe không đúng theo quy định sẽ bị phạt 300.000-400.000 đồng và tạm giữ xe 7 ngày. Trong khi đó, theo nghị định 171/2013 thì xe đạp điện là xe thô sơ nên không thuộc đối tượng phải đăng ký, cấp biển số. Điều kiện, phạm vi hoạt động của loại xe này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, kiểu dáng và giá bán của xe đạp điện, xe máy điện (trừ các xe nhập khẩu của Nhật, Châu Âu) có sự chênh lệch không nhiều. Lấy ví dụ, với số tiền 11 đến 12 triệu đồng, người tiêu dùng có thể mua rất nhiều loại xe đạp điện cả lắp ráp lẫn nhập khẩu, và cũng từng ấy tiền cũng có ngay một vài mẫu xe máy điện của Trung Quốc. Vì vậy, với sự tương đồng về giá bán lẫn cách thức nạp điện nên nhiều người không phân biệt được xe máy điện và xe đạp điện. Xedoisong.vn xin chia sẻ một vài thông tin để phân biệt giữa hai loại xe này.
Trả lời 8 năm trước
Về cơ bản, xe đạp điện và xe máy điện có quy định về cân nặng và tốc độ khác nhau. Xe đạp điện có khối lượng bản thân xe không được lớn hơn 40 kg và công suất động cơ điện của xe không được lớn hơn 250W. Tốc độ xe đạp điện bị giới hạn không vượt quá 25 km/h, xe máy điện hiện tại có tốc độ tương đương xe máy phân khối nhỏ. Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện, loại xe này phải trang bị hai hệ thống phanh có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau; quãng đường phanh không được lớn hơn 4m, khi vận hành bằng cơ cấu đạp chân, xe phải có khả năng đi được quãng đường 7 km trong thời gian không quá 30 phút. Với xe máy điện, việc quản lý và kiểm soát được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với mô tô, xe gắn máy (Quy chuẩn 14). Theo đó, xe máy điện là phương tiện có vận tốc và động cơ lớn hơn xe đạp điện. Ngoài thiết kế lớn hơn, xe không có bàn đạp, tốc độ của xe máy điện được phép lưu thông đến 50km/h, công xuất động cơ trên 250W.
Trả lời 8 năm trước
Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ Công an quy định hồ sơ đăng ký xe máy điện được quy định tại Mục A Thông tư 15/2014/TT-BCA, gồm: - Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu được phát tại nơi đăng ký xe hoặc in từ Website: csgt.vn); - Giấy tờ của chủ xe (Ví dụ: Chứng minh nhân dân với cá nhân); - Giấy tờ của xe (*) + Chứng từ nguồn gốc của xe: Phiếu Kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu). + Hóa đơn bán xe; + Chứng từ nộp lệ phí trước bạ. Trong đó, các giấy tờ (*): Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng hoặc Giấy chứng nhận chất lượng của xe, hóa đơn bán xe là quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính; Bộ Công an không quy định. Về lệ phí đăng ký: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 127/2013/TT-BTC ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính. Về mức thu lệ phí đăng ký xe máy điện áp dụng như mức thu của xe mô tô, xe gắn máy.
Trả lời 8 năm trước
Xe đạp điện và xe máy điện được gọi chung là xe điện là phương tiện khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Thường thì xe đạp điện được sử dụng nhiều hơn vì nó là phương tiện thay thế tốt hơn cho xe đạp. Còn xe máy điện ít được sử dụng vì xét trên tổng thế xe máy điện chưa thế thay thế cho xe máy chạy xăng được. Điểm chung của 2 dòng xe là đều sử dụng động cơ điện để vận hành tuy vận giữa 2 dòng xe cũng có những khác biệt nhất định để người dùng lựa chọn. Xe đạp điện nhẹ và có giá tiền thấp hơn xe máy, mức giá cũng rất đa dạng có thể lựa chọn các dòng xe từ 7 triệu trở lên. Trong khi đó giá xe máy điện thì có giá từ 12 triệu trở lên. Công xuất động cơ xe đạp điện thấp hơn xe máy khá nhiều. Công xuất trung bình của xe đạp điện là 250W trong khi đó công xuất xe máy điện thường từ 500W trở lên. Chính vì công xuất nhỏ lên xe đạp điện có vận tốc thấp, trung bình chỉ 25km/h, vận tốc ở xe máy điện từ 35-60km/h tùy từng dòng xe cụ thể. Xe đạp điện và xe máy điện Thiết kế xe điện khá đơn giản, nó chỉ tương tự như xe điện gắn thêm động cơ, pin và bộ điều khiển. Trọng lượng trung bình của xe đạp điện chỉ từ 40kg trở xuống còn xe máy điện thì có trọng lượng cao hơn. Một ưu điểm của xe đạp điện là có bàn đạp trợ lực. Trong trường hợp xe hết điện người dùng hoàn toàn có thể sử dụng bàn đạp để di chuyển. Trong khi đó nếu xe máy điện bị hết điện giữa đường chỉ còn có cách duy nhất là dắt xe về nhà để sạc lại. Đây cũng là lý do khiến nhiều người còn ngại dùng xe máy điện. Quy định của luật giao thông đường bộ thì người đủ 16 tuổi trở lên mới đủ tuổi để đi xe máy điện, còn xe đạp điện lại không có hạn chế về độ tuổi nên là phương tiện rất thích hợp cho các bạn học sinh. Đây cũng là lý do bạn có thể thấy học sinh hiện nay đa phần sử dụng xe đạp điện thay cho xe đạp thông thường. Người dùng cũng cần phải lưu ý khi sử dụng xe máy điện là phải đăng ký tương tự như xe máy, trong khi đó thì xe đạp điện không cần. Xe máy điện thích hợp cho những ai thích có tốc độ cao tải trọng lớn còn xe đạp điện là phương tiện thay thế xe đạp thông thường mà không phải tốn sức đạp. Một điểm lưu ý nữa là thông thường xe đạp điện có cả bàn đạp mới gọi là xe đạp điện. Tuy nhiên thị trường hiện nay rất nhiều xe đạp điện không được gắn bàn đạp trợ lực nhưng công năng và mức giá là của xe đạp điện, thậm chí có thiết kế khá cồng kềnh như xe máy điện. Bạn phải hiểu rõ nhu cầu sử dụng của mình để chọn kỹ càng dòng xe điện phù hợp nhất với bản thân.