Tìm hiểu thị trường Ô tô cũ
Tìm kiếm thông tin trên Internet để trang bị kiến thức trước khi tìm mua xe ô tô cũ là điều quan trọng. Hãy xem các website bán xe cũ, qua mạng hoặc các tạp chí ô tô, hoặc hỏi người quen để khảo giá chủng loại ô tô thích hợp với nhu cầu mà bạn cần mua. Điều này sẽ giúp bạn không bị mua hớ. Nên tìm đến các trang web mua bán ô tô uy tín như: http://DNToto.com , http://ban-oto.com, Gara Sửa Chữa Ô tô Uy Tín và Mua Bán Ô tô – http://Suachuaoto.org tìm hiểu và tham khảo giá cả của các loại xe, phụ tùng ô tô thay thế có rễ mua, giá không quá đắt để bạn có thể có quyết định về khoảng giá của loại xe mà bạn muốn mua.
Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến túi tiền của mình, bao gồm: bảo hiểm, lệ phí và các chi phí sử dụng xe khác. Nếu bạn phải vay tiền để mua xe thì càng nên tìm kiếm kỹ nguồn vay với lãi suất thấp nhất. Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi người rao bán xe, ghi lại một số lưu ý khi nói chuyện với họ.
Xem xe Ô tô và hỏi thông tin Xe
Luôn đến xem xe tại các showroom uy tín hoặc nhà người bán. Đừng nên gặp họ ngoài đường, hoặc các địa chỉ khác ngoài địa chỉ nhà họ đang ở. Nếu mua qua Trung tâm, bạn càng tiết kiệm được tiền bạc và không bị mua những chiếc xe quá tệ.
Mang theo tờ thông tin quảng cáo bán xe và tờ ghi lại những gì bạn đã hỏi người bán qua điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra các thông tin chi tiết.
Kiểm tra thông tin xe
Một điều bắt buộc khi mua xe đã qua sử dụng là bạn phải kiểm tra kỹ càng xem có lỗi hoặc hư hỏng nào không. Để đảm bảo mọi thứ được kiểm tra cẩn thận bạn phải tìm kiếm kỹ càng những thông tin cần thiết liên quan đến chiếc xe đó trên mạng, trên những tạp chí để đảm bảo tránh gặp phải những trò lừa bịp. Có 3 bước cần thiết khi bạn chọn mua 1 chiếc xe đã qua sử dụng:
Kiểm tra phần ngoại thất Ô tô:
Đầu tiên, bạn hãy đi quanh xe để kiểm tra xem chiếc xe có cân bằng hay không. Nếu xe bị nghiêng, có thể hệ thống treo bị trục trặc hoặc bạc đạn của các bánh xe bị bể. Kiểm tra sơn bề mặt xem có dấu hiệu sơn vá hay vết lồi lõm do va chạm không. Chú ý bốn góc Xe có bị lệch không, vì Xe thường bị đâm đụng ở 4 góc, nếu xe đã đưa đi phục hồi thường vẫn để lại những dấu vết. Hệ thống đèn báo có bị xước hoặc hỏng hóc không, đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu sẽ giúp Bạn lái xe an toàn.
* Kiểm tra tình trạng thân xe:
+ Kiểm tra từng đường nối của thân xe và mui xe, xem có vết trầy xướt, vết lõm hoặc rỉ xét không. Lưu ý kiểm tra kỹ khe hở giữa các ốp dè (ốp chắn bùn) và cửa xe. Nếu đường hở lớn, có thể xe đã được lắp rắp không hoàn chỉnh hoặc đã bị sửa chữa.
+ Kiểm tra màu sơn: Nếu một phần thân xe được sơn lại, màu sơn ở đó có thể sẽ không giống như màu sơn zin, vì khi sơn lại, màu sơn mới rất khó tiệp màu với nước sơn ban đầu. Nước sơn mới thường có độ phản chiếu nhiều hơn so với nước sơn zin nhưng lại không bền bằng và mau xuống màu hơn.
+ Xem kỹ trên bề mặt vỏ thân xe để phát hiện vết gợn trên bề mặt (nếu bạn nghi ngờ xe đã được vá đắp).
+ Kiểm tra cẩn thận các chỗ sơn bị giộp hoặc nơi có dấu hiệu rỉ sét, nhất là ở phần lồng vè và phần dưới của các cửa xe.
* Kiểm tra hệ thống đèn.
Hãy thử toàn bộ các đèn gồm đèn cốt, đèn pha, đèn thắng, đèn xi nhan và các đèn khác được gắn theo, ví dụ xe như đèn sương mù. Các thấu kính của bóng đèn phải còn đầy đủ và nguyên vẹn, không bị nứt, vỡ hay bị mốc.
Để kiểm tra hệ thống giảm xóc, bạn hãy ngồi lên góc xe đó rồi nhún, nếu hệ thống giảm xóc hoạt động tốt thì xe sẽ gần như không phát ra tiếng kêu. Để kiểm tra bạc đạn, bạn hãy nắm từng bánh xe và lắc mạnh. Nếu bạn nghe có tiếng kim loại va chạm nhau, thì các bạc đạn của bánh xe hoặc các ru tin hay cao su gầm của hệ thống treo có thể đã bị hỏng hay vỡ hoặc mẻ.
* Kiểm tra lốp xe.
Kiểm tra lốp xe sẽ cho bạn biết thêm nhiều điều về chiếc xe. Nếu xe chạy dưới 50.000 km, có nhiều khả năng chiếc xe ấy vẫn còn sử dụng lốp xe zin. Nếu 1 chiếc xe có số km trên đồng hồ thấp nhưng đã được thay lốp mới thì bạn cần phải nghi ngờ. Quay vô lăng để đưa các bánh xe về hết bên trái hoặc bên phải để xem các vỏ xe có cùng một nhãn hiệu và có kích cỡ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
Kiểm tra Ô tô trong tình trạng hoạt động
Sau khi qua các bước trên, bạn nên yêu cầu người bán cho chạy thử. Nên nhớ tự mình làm việc đó bởi vì những người khác (thậm chí cả bạn thân, đồng nghiệp) đôi khi không đưa ra nhận xét chính xác về tình trạng của chiếc xe.
Ngồi vào xe, hãy xem ghế lái có đủ không gian cho bạn như đầu, chân có dễ chịu hay không. Các thiết bị điều khiển như vô-lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt và dễ sử dụng. Bạn nên nhớ khởi động lúc động cơ hoàn toàn nguội. Nếu động cơ không làm việc nghĩa là nó có những hỏng hóc nặng. Hãy tắt loa để nghe tiếng động cơ một cách chính xác hơn. Khi điều khiển, bạn thoải mái tăng tốc từ 0 km/h, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét động cơ. Đầu tiên là kiểm tra dầu máy, nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt (chẳng hạn như khói trắng ở ống pô có thể là dấu hiệu cho thấy dầu xuống buồng đốt ). Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.
Kiểm tra lại Kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua Ô tô cũ
Hãy chắc chắn rằng chân ga, chân thắng, chân côn (nếu có) quá nặng hay quá nhẹ? Vị trí ghế ngồi cũng rất quan trọng, tuy nhiên tất cả các xe đều có thể dễ dàng điều chỉnh. Tính năng ghế chỉnh điện và có ghi nhớ vị trí cũng là một ưu điểm mà bạn nên quan tâm.
Kiểm tra đầy đủ các cửa gió xem chúng có hoạt động tốt hay không? Có mùi lạ hay không? Và đừng quên kiểm tra cả chức năng sưởi. Các thiết bị: đèn pha, đèn signal, đèn sương mù… nên được bật sáng và điều chỉnh thử. Nếu tài liệu kỹ thuật có giới thiệu chiếc xe có kết nối bluetooth, ipod… thì bạn nên mang theo các thiết bị cần thiết để kiểm tra.
Cuối cùng tắt máy và kiểm tra liệu máy có quá nóng sau khi đã chạy thử.
Những lời khuyên cuối cùng (Mẹo)
Chuẩn bị sẵn “Bộ đồ nghề” để kiểm tra xe cũ
+ Đèn Pin
+ Nam châm
+ Một vài mẩu vải hoặc khăn giấy
+ Găng tay
+ Một tấm bạt
+ Đĩa DVD đĩa CD và USB có sẵn file Video và file nhạc yêu thích (để kiểm tra hệ thống âm thanh)
Nếu bạn không chắc chắn mình có sự am hiểu về máy móc động cơ hoặc chỉ có một sự hiểu biết hạn chế hãy đi cùng một người bạn nữa có kinh nghiệm hơn, cẩn thận hơn bạn nên tìm đến các Gara chính hãng, xưởng sửa chữa có uy tín vì tại những nơi này những chiếc xe đã được kiểm tra kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn quy định rất khắt khe của hãng xe với các thiết bị máy móc sẽ giúp bạn có những định giá chính xác về tình trạng xe.
Trong khi đi đến quyết định có mua xe hay không bạn cũng đừng quên các thủ tục có liên quan đến giấy tờ xe cũng như giấy chuyển nhượng hay bán xe để chắc chắn chiếc xe sẽ là của bạn mà không phải lo lắng liệu đó có phải là một chiếc xe thuộc quyền sở hữu của bạn một cách hợp pháp hay không?
Thủ tục Sang nhượng Ô tô cũ (DNT Ô tô sẽ giúp bạn làm thủ tục trọn gói)
Khi đã đồng ý mua bán, bạn yêu cầu bên bán, làm các thủ tục cần thiết, như: giấy mua bán, trao tặng theo mẫu và xác nhận của địa phương nơi cư trú, biên bản bàn giao xe và giấy tờ hai bên, hợp đồng mua bán kiêm thanh lý xe (nếu là xe sở hữu cá nhân). Đối với xe có đơn vị chủ quản phải có hóa đơn tài chính, hợp đồng mua bán và các thủ tục bàn giao như trên.