Dao Haiyen
Trả lời 9 năm trước
ới chủ đề "Số hóa giọng nói", S.M.A.C Challenge 2015 là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam tìm kiếm và phát triển các ý tưởng công nghệ tương tác bằng giọng nói.
Phát triển các phần mềm ứng dụng công nghệ điều khiển bằng giọng nói đang là xu hướng công nghệ mới và thu hút nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Nghiên cứu của Google cho thấy, 55% thanh niên dưới 18 tuổi tại Mỹ thường dùng các trợ lý ảo như Cortana, Siri hay Google Voice hơn một lần mỗi ngày.
Từ nay đến hết ngày 31/8, người yêu công nghệ từ 18-30 tuổi tại Việt Nam có thể đăng ký các ý tưởng tham gia cuộc thi S.M.A.C Challenge 2015 do Tập đoàn FPT tổ chức tại website smac.fpt.com.vn.
S.M.A.C Challenge 2015 là cuộc thi viết phần mềm ứng dụng công nghệ giọng nói.
S.M.A.C Challenge 2015 là cuộc thi viết phần mềm ứng dụng công nghệ giọng nói. Ảnh: Na Vy.
Để dự thi, các bạn trẻ cần có kỹ năng lập trình cho di động và dịch vụ web. Mỗi đội thi cần có từ 3- 5 thành viên. Đặc biệt, S.M.A.C Challenge 2015 cho phép thí sinh lập trình trên mọi nền tảng công nghệ như iOS, Android... Mỗi đội tham gia sẽ được cung cấp một tài khoản Cloud từ ban tổ chức để viết các ứng dụng của mình.
Tổng giá trị giải thưởng là 250 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật), trong đó giải Nhất có tổng trị giá 100 triệu đồng. Ngoài ra, cuộc thi còn mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới cũng như cơ hội được Quỹ FPT Ventures rót vốn đầu tư.
S.M.A.C Challenge là cuộc thi viết ứng dụng do Tập đoàn FPT tổ chức thường niên từ năm 2013. Sau 2 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia tại Hà Nội. Năm 2015, FPT mở rộng phạm vi cuộc thi ra toàn quốc.
"FPT mong muốn hỗ trợ giới trẻ tiếp cận các xu hướng công nghệ mới, nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ thông tin. Chúng tôi kỳ vọng sẽ phát hiện các sinh viên có năng lực lập trình và hiểu biết về các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud).... và trao cho họ nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trên con đường này", ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ FPT, nhấn mạnh.