Google và Apple: Ai dữ hơn ai?

Ý kiến đánh giá của các bạn thế nào?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[gallery]/18/kyh1266979603.jpg[/gallery] Đã hơn 2 năm rưỡi kể từ khi Apple iPhone ra đời, và 2 năm từ khi Google hé lộ nền tảng di động mới của mình, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến được giới công nghệ dự đoán là sẽ “tốn nhiều giấy mực” giữa 2 ông lớn này. Hai năm nhìn lại, đã đến lúc làm một ít tổng kết nho nhỏ xem trong hai người khổng lồ này, ai dữ hơn ai? [b]29/6/2007:[/b] [gallery]/18/ssk1266979742.jpg[/gallery] Apple phát hành iPhone với thiết kế bóng bẩy, đưa chiếc điện thoại đầu tiên của mình trở thành biểu tượng của thời trang. Apple đã bước đầu thành công rực rỡ trên thị trường di động, đặt nền móng cho cuộc tranh chấp dữ dội trong tương lai. 05/11/2007: [gallery]/18/osc1266979864.jpg[/gallery] Gần nửa năm sau khi iPhone ra đời, ông lớn Google đã quyết định nhảy vào thị trường béo bở mang tên “di động”. Không mạnh dạng thiết kế ngay một mẫu điện thoại cho riêng mình, kẻ thống trị tìm kiếm đã nhắm tới một mục tiêu xa hơn: Đưa một nền tảng di động của chính mình là Android vào thị trường, làm cơ sở cho nhiều điện thoại thông minh của một số lượng lớn các hãng sản xuất. 02/9/2008: [gallery]/18/vle1266979901.jpg[/gallery] Cuộc chiến giữa 2 hãng không chỉ gói gọn trong thị trường di động. Gần 1 năm sau, Google Chrome được phát hành. Được định vị là một trình duyệt đơn giản trực quan và nhiều tính năng nhưng vô cùng gọn nhỏ, lại thêm phần bóng bẩy, đây chính là đối thủ chính của Microsoft Internet Explorer, Mozilla Firefox, Opera và là kẻ đe dọa trực tiếp đến Safari của quý ngài Steven Jobs. Thị trường trình duyệt phân 5. [gallery]/18/tnk1266979926.png[/gallery] 22/10/2008: Với tham vọng thâu tóm thị trường di động , hẳn nhiên Google sẽ không chừa phần mềm. The Android Market, được coi là phiên bản copy của Apple App Store, chính là cửa hàng ứng dụng di động trực tuyến dành riêng cho T-Mobile G-1 Phone. 28/7/2009: [gallery]/18/chc1266979943.jpg[/gallery] “Ăn cây nào rào cây nấy” – Quả táo cắn nửa bị giới công nghệ gán cho biệt danh “quả táo bẩn” khi loại bỏ Google Voice iPhone app khỏi App Store và tập trung hợp tác với các hãng phần mềm thứ 3 khác. Đây là cột mốc cho thấy Apple đã nhận thấy rõ rệt mối nguy hiểm tiềm tàng từ Google và bắt đầu tung chiêu hòng bảo vệ sức ảnh hưởng của mình. [gallery]/18/apk1266979967.jpg[/gallery] 03/9/2009: Cạnh tranh nhau về thị trường chưa đủ, cuộc chiến chuyển sang cả tranh giành nhân sự. CEO của Google, ngài Eric Schimidt, rời bỏ vị trí của mình ở Hội đồng quản trị Apple. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi một khi 2 công ty từ chỗ “nước sông không đụng nước giếng” đến chỗ đụng độ nhau ở quá nhiều thị trường, thì họ không thể chung một quản lý được. Trong 2 minh chủ, tướng tài chỉ có thể chọn 1! 09/11/2009: [gallery]/18/dtn1266979987.jpg[/gallery] Google giành được AdMob, một nền tảng quảng cáo di động vốn dành riêng cho iPhone. 05/01/2010: [gallery]/18/nqt1266980061.jpg[/gallery] Google phát hành Nexus One, được coi là thương hiệu di động đầu tiên của hãng đưa vào thị trường. Kẻ có đầu óc đơn giản nhất cũng dễ dàng nhận thấy rằng Google đang cố gắng đánh vào thị trường của Apple iPhone. 05/01/2010: [gallery]/18/upr1266980073.jpg[/gallery] “Ông lấy tôi miếng chả thì tôi cũng lấy lại ông miếng thịt”. Ngay trong ngày Nexus One phát hành, Apple cũng chính thức đòi ăn chia miếng bánh quảng cáo vốn là sân nhà của Google khi thâu tóm Quattro wireless. 22/01/2010: [gallery]/18/jay1266980089.jpg[/gallery] Những tưởng 2 ông lớn đã xâm phạm quá đủ các lĩnh vực thế mạnh của nhau, nhưng xem ra cuộc xâm lăng vẫn chưa dừng lại. Google quyết định không tha thị trường nội dung giải trí và thể hiện rõ ý đồ bằng việc bắt đầu đưa vào thương mại nội dung phim ảnh ngay trên trang video trực tuyến Youtube nổi tiếng của mình. 26/01/2010: [gallery]/18/lgk1266980116.jpg[/gallery] Google phát hành Google Voice thông qua trình duyệt di động của mình để đáp trả hành động Apple loại bỏ phần mềm của họ vào tháng 7/2009. Đó không còn là cuộc chiến về thị trường, hay lợi lộc, mà đã chuyển qua cuộc chiến của vinh dự, của “những con gà tức nhau tiếng gáy”. 27/01/2010: [gallery]/18/egv1266980137.jpg[/gallery] Sản phẩm được giới đam mê công nghệ mong chờ từ rất lâu mang tên iPad ra đời, mở ra chương mới trong cuộc chiến điện toán đi động. 30/01/2010: [gallery]/18/xwf1266980152.jpg[/gallery] Đã đến lúc chính thức tuyên chiến. Trong cuộc gặp thân mật với toàn thể nhân viên Apple, ngài Steve Jobs đã khai nòng pháo sau khi chĩa chúng về Google. Rằng cái khẩu hiệu “Don’t be evil” (Đừng trở thành quỷ dữ) của Google chỉ là “một đống vớ vẩn”, bởi vì họ đã trở thành rồi. Và rằng “Chúng ta không xâm phạm gì tới miếng bánh tìm kiếm của họ, thế mà họ lại ngang nhiên bước vào mảnh đất điện thoại của chúng ta. Không có hiểu lầm nào ở đây, chính xác là họ đang muốn hủy diệt iPhone. Chúng ta sẽ không để yên cho họ làm vậy”. [b] Nhìn lại 2 năm, ai hơn ai?[/b] [gallery]/18/tvc1266980176.jpg[/gallery] * Ở cuộc chiến thiết bị di động, đương nhiên Apple vẫn giữ thế thượng phong. Các đối thủ “sinh ra để diệt iPhone” dùng nềntảng Adroid của nhiều hãng vốn chỉ là hư danh. * Ở cuộc chiến phần mềm di động, The Adroid Market còn lâu mới theo kịp App Store vốn có lượng fan đông đảo. * Ở cuộc chiến quảng cáo di động, Google vốn đã có nhiều kinh nghiệm ở quảng cáo trực tuyến sẽ có nhiều lợi thế. * Và quả là vô cùng đau đớn cho Apple khi chính trình duyệt lâu năm Safari của họ bị một lính mới như Google Chrome vượt qua về mặt thị phần ngay trong năm đầu tiên trình làng. * Apple có lợi thế đi trước trong cuộc đọ sức phát hành nội dung giải trí có bản quyền, nhưng khó có thể đoán trước những gì mà Google cùng kênh phát online Youtube danh tiếng có thể làm được. * iPad là sản phẩm vẫn đang gây nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến khen chê và thành công của nó còn phải đợi thời gian quyết định. Liệu Google có nhảy vào nếu iPad thành công? * Cuối cùng là về mặt nhân sự. Không phủ nhận là Eric là người có sức lèo lái, nhưng về mặt tham vọng và kinh nghiệm, giới công nghệ lại tin tưởng vào ngài Jobs nhiều hơn. [b]Ai mới là.. quỷ dữ?[/b] Theo triết học và thần thoại phương Tây, những kẻ có lòng tham không đáy sẽ có ngày tự biến mình thành quỷ dữ. Intel hay AMD chỉ có thể tung hoành bằng việc bán CPU. ATI hay NVIDIA chỉ dám tự hào trong thế giới đồ họa. Microsoft dù quá ôm đồm nhưng lợi nhuận khủng khiếp nhất lại là từ việc bán phần mềm. Nhưng với Google hay Apple lại là câu chuyện khác. Trong khi chỉ trích Google quá tham lam khi muốn thâu tóm hết mọi lĩnh vực công nghệ, thì chính ngài Jobs đã không hề nhận ra rằng con đường mà Quả táo của ngài đang đi cũng là con đường ma quỷ như phía bên kia chiến tuyến. Phàm khi đã xâm phạm quá nhiều vào lãnh địa kiếm ăn quá nhiều của nhau, dù muốn hay không muốn họ cũng phải trở thành đối thủ không đội trời chung. Và tuyên bố của ngài Jobs với nhân viên đã khẳng định điều đó. Cuộc chiến đã đến hồi gây cấn. Gây cấn nhất không phải ở chỗ cuộc chiến được 2 ông lớn tung hết tuyệt chiêu của mình để sống chết với nhau, mà là ở chỗ chúng ta, những người quan sát, không bao giờ dự đoán được kết cục…