Những lưu ý khi dùng Máy May Gia Đình?

Có thể chúng ta không cần dùng những chiếc máy may lớn như thời các mẹ các bà để may thêm vào bộ quần áo diện Tết, chúng ta cũng không cần dùng để vá lại những chỗ rách. Cuộc sống bây giờ đã đầy đủ hơn trước, nhưng những chiếc máy may nhỏ bé vẫn còn đó như một người bạn tinh thần, sở thích trong thời gian rảnh. Hãy cùng xem làm thế nào để giúp “người bạn” này luôn hoạt động bền bỉ nhé.

  1. Luôn giữ máy sạch sẽ

Trừ khi bạn là nhà thiết kế, thợ may, thường xuyên sử dụng máy thì hãy dùng một tấm vải che phủ đủ thiết bị để tránh bị bụi bám khiến việc lau chùi khó khăn hơn nhé.

Đừng quên mua sẵn dầu máy và cất vào tủ, và một tuần một lần lấy ra để làm sạch các bộ phận như bộ phận đẩy vải răng cưa, ổ chao... với một vài giọt nhé. Sau đó, bật máy hoạt động ở công suật cao trong giây đầu để thấm dầu đều vào các phận.

  1. Lau dầu lửa định kì một lần mỗi năm

Để giúp máy có thể bền bỉ trong năm tháng, nhỏ vài giọt dầu hỏa tại các khớp trục chuyển động,  để khoảng 24 giờ rồi dùng vải lau sạch dầu và bụi đóng cặn. Đừng quên tra dầu máy lại vào các bộ phận sau khi lau nhé.

  1. Một số lỗi phổ biến

Gãy kim, kim nhảy mũi: tình trạng này thường xảy ra khi chọn kim sai kích cỡ, gắn kim sai vị trí, chân vị gắn lỏng, kim bọ cong hoặc chỉ trên đặt quá căng...

Đứt chỉ trên: thường xảy ra khi kim bị cong, tà đầu, đặt kim sai vị trí, khởi động máy quá nhanh, lỗ xỏ chỉ quá bén, xỏ chỉ sai cách...

Đứt chỉ dưới: nguyên nhân thường là người dùng xở chỉ trong thuyền sai cách, chỉ sơ vảo kẹt trong thuyền hay chao chỉ, chỉ trong suốt quá căng, chỉ trong suốt quấn không đều...

Chỉ bị rối: do bàn lừa quá thấp hoặc chỉ trên và dưới chưa được kéo về sau dưới chân vịt.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, mọi thiết bị gia dụng đều có vai trò nhất định, ngoài việc sử dụng đúng cách các bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo trì để máy luôn hoạt động tốt nhất.

Chưa có câu trả lời nào