Những sai lầm tai hại nào làm giảm tuổi thọ đồ gia dụng nhà bạn?

Hãy luôn là những người dùng thông thái khi nắm rõ các cách dùng đồ gia dụng trong nhà. Nó sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của đồ đạc và tiết kiệm cả đống tiền đó.

Tủ lanh, máy giặt, nồi cơm điện là vật dụng quá quen thuộc trong mỗi gia đình. Dù nó thân thuộc đến thế nhưng liệu bạn có dám quả quyết rằng mình biết sử dụng chúng đúng cách không?
"Của bền tại người", vì thế hãy cùng check list ngay các bí kíp này để các đồ gia dụng đó không sớm "đội nón ra đi" nhé!


Dùng sai nước giặt cho máy giặt chính là nguyên nhân khiến đồ gia dụng nhanh hỏng

Không đặt vật nặng lên nắp máy giặt, đặc biệt không được đứng lên máy.
- Khi cho quần áo vào máy thì đừng quên kiểm tra tất cả các túi quần, áo. Phải đảm bảo mọi thứ trong túi đều đã được lấy ra trước khi bạn ấn nút giặt.
- Chỉ nên dùng loại nước giặt hay xà phòng sản xuất dành riêng cho máy giặt. Dùng xà phòng giặt tay để giặt máy có thể sẽ gây ra quá nhiều bọt.



- Lau sạch phần cao su bên trong máy giặt sau mỗi lần bạn sử dụng. Nhấc khay đựng nước giặt ra vệ sinh và lau khô trước khi bạn lắp lại. Làm việc này thường xuyên để có thể tránh nấm mốc trong máy.
- Lấy ngay quần áo đã giặt xong ra khỏi máy giặt. Để quần áo ẩm ướt trong máy lâu có thể sẽ khiến lồng giặt bị hỏng.



- Bước đầu tiên bảo quản tủ lạnh đúng cách cần được thực hiện ngay từ trước khi bạn vừa mang tủ về nhà. Tủ cần được vận chuyển theo phương thẳng đứng và độ nghiêng không quá 40 độ. Nếu không thì dầu máy nén bên trong có thể bị rò rỉ ra ngoài và làm hỏng toàn bộ hệ thống.
- Cắm điện tủ lạnh ngay sau khi vừa di chuyển tủ có thể sẽ gây rò rỉ dầu máy. Nếu bạn biết chắc tủ lạnh không bị nghiêng trong lúc vận chuyển thì hãy chờ khoảng 4 - 6 giờ rồi mới cắm điện. Nếu nghi ngờ tủ bị nghiêng thì tốt nhất hãy chờ khoảng 15 tiếng.



- Cho thức ăn nóng vào trong tủ sẽ rất hại tủ. Tốt nhất hãy làm cho chúng nguội rồi hãy cất vào tủ.
- Các mẫu tủ lạnh hiện đại không đóng tuyết không cần cạo tuyết như các thế hệ tủ cũ nhưng vẫn cần được bạn thường xuyên làm sạch. Khi vệ sinh tủ, hãy nhớ ngắt tủ khỏi nguồn điện.
- Quên không làm sạch phía sau tủ cũng sẽ là nguyên nhân khiến tủ chóng hư hỏng. Bạn có thể dùng máy hút bụi để không phải di chuyển tủ lạnh. Và tất nhiên, khi làm sạch sau lưng tủ, bạn hãy rút phích cắm điện.



- Phải đảm bảo ruột nồi cơm điện sạch sẽ và khô thoáng trước khi cho vào nồi. Không tuân thủ nguyên tắc này nồi cơm điện sẽ dễ bị hỏng, thậm chí còn sẽ gây điện giật bất cứ lúc nào.



- Tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ chùi rửa ruột nồi cơm điện bằng sắt.



- Lưu ý khi sử dụng máy rửa chén bát đó là không để bát đĩa theo chiều nằm ngửa, loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy để tránh làm tắc nghẽn khi rửa bát.



- Nên sử dụng nước rửa chén phù hợp với từng loại máy rửa. Trong quá trình rửa nên cho thêm một ít muối cho sạch. Điều này sẽ cải thiện hiệu suất của máy và kéo dài tuổi thọ.



- Khi làm nóng thực phẩm có trọng lượng nhẹ thì nên cho vào đó một cốc nước. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ vi sóng giúp việc nấu nướng và làm nóng hiệu quả hơn.
- Hạn chế tối đa việc xếp đồ lên sát đỉnh của lò. Nếu bắt buộc phải xếp thì hãy đảm bảo rằng vật đó không cản trở khe thông gió của lò vi sóng.



- Đừng bao giờ bật lò vi sóng khi không cho gì vào bên trong bởi vì việc này có thể gây nguy hại cho magnetron (bộ phận phát ra các sóng vi ba).
- Tránh đặt  những món đồ quá nặng vào lò vi sóng (bạn có thể đọc thông tin về khối lượng tối đa được phép cho vào lò trong sách hướng dẫn).
- Không sử dụng đồ sành sứ vì có thể sẽ gây ra cháy nổ trong lò.
- Không làm nóng những món đồ lâu hơn cần thiết.
- Nên lau sạch thức ăn và dầu mỡ rơi vãi trong lò vi sóng bằng một cái khăn mềm.



- Hãy chắc chắn rằng là máy nướng bánh mì của bạn không ở gần khu vực có nước và không sử dụng máy với tay ướt. Giữ máy nướng bánh tránh xa những vật dễ cháy như rèm cửa.
- Lò nướng thích hợp nướng bánh mì khô và bánh ngọt và không sử dụng với các loại bánh mì có bơ, kem.
- Nếu bạn đang sử dụng lò nướng mỗi ngày, thì hãy làm sạch bộ phận bên trong lò, loại bỏ các vụn bánh ít nhất 1lần/ tuần. Đừng quên tháo phích ra khỏi ổ cắm trước khi bạn bắt đầu làm sạch nó.



- Không xay các thực phẩm quá nóng, như vừa nấu nướng xong. Nên chờ tới khi chúng nguội, khoảng 70-80 độ C.
- Đảm bảo không có chất lỏng và nước rơi vào bên trong mô-tơ của máy xay. Khi muốn làm sạch máy xay thì nên dùng một cái khăn mềm ẩm và lau sạch bên ngoài.
- Không bật máy quá lâu vì có thể sẽ khiến động cơ quá nóng, dễ hỏng.
- Không sử dụng máy xay sinh tố để băm nhỏ các nguyên liệu khô, ví dụ như bánh quy giòn.

 

Chưa có câu trả lời nào