Hướng dẫn sử dụng ổn áp Standa?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Ổn áp STANDA là sản phẩm kỹ thuật cao, ứng dụng nhiều công nghệ mới, thiết kế hợp lý và được chế tạo từ những vật liệu, linh kiện tốt nhất.

TIỆN ÍCH KHI SỬ DỤNG

1. Tổn hao nhỏ hơn nhiều lần so với máy tăng giảm điện thông thường vì lõi được làm từ tôn silic đặc biệt và có kết cấu tối ưu cho hiệu suất rất cao, tốn ít điện hơn.

2. Dải điện áp làm việc phù hợp.

* Máy ổn áp 1 pha:

- Công suất : 0,35 KVA ÷ 50 KVA
- Dải điện áp: Dải thông thường: 150 V ÷ 250V. Dải rộng: 90 V ÷ 250 V
- Dải siêu rộng: 40 V ÷ 250 V. 60 V ÷ 250 V.

* Máy ổn áp 3 pha:

- Dải công suất: 3 KVA ÷ 45 KVA
- Dải điện áp : 260 V ÷ 430 V.

3. Đặc biệt an toàn cho thiết bị dùng qua ổn áp. Ổn áp STANDA ngoài khả năng tự động điện áp giữ cho nguồn điện luôn luôn ổn định, bên trong máy còn có những hệ thống bảo vệ rất chặt chẽ:

- Hệ thống cầu trì, aptomat chống quá tải hoặc chập mạng điện.
- Bộ giám sát điện áp: bộ này sẽ tự động ngắt điện ra thiết bị khi điện tăng đột ngột qua ngưỡng làm việc của thiết bị, tự động đóng lại khi hết sự cố. Đặc biệt bộ giám sát này chỉ STANDA mới có.
- Ngoài ra, với các máy công suất lớn có bộ trễ chỉ đóng điện ra khi đúng 220V tránh làm hỏng thiết bị.
- Với các máy 3 pha có bộ phận chống mất pha, ngược pha.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Chọn máy:


- Cần chọn đúng loại có dải điện áp làm việc phù hợp và đủ công suất.
- Về điện áp: bình thường chỉ cần chọn loại máy có dải điện áp làm việc từ 150V ÷ 250V là đủ. Ở những nơi điện áp quá yếu thì phải chọn loại dải rộng.
- Về công suất: cần tính đủ theo công suất danh định của thiết bị. Khi điện vào càng yếu thì công suất máy càng giảm. Do đó cần giảm bớt tải cho phù hợp.

2. Lắp đặt:

* Chuẩn bị: Chọn dây dẫn tốt và đủ lớn (Ví dụ: dây f = 2,5 mm cho máy 3000 VA). Nếu dây dẫn quá nhỏ so với yêu cầu thì sụt áp trên dường dây sẽ lớn làm giảm công suất máy. Nếu dùng tải lớn nếu có cầu dao riêng cho từng tải.

* Lắp đặt:

- Đặt máy ở chỗ thoáng mát, khô ráo, dễ quan sát.
- Điện vào: nối vào cọc INPUT (vào)
- Tiếp địa: cần có dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
- Đóng điện vào máy, để máy chạy không tải ổn định từ 5 – 10 giây. Sau đó lần lượt bật từng phụ tải.

3. Lưu ý khi sử dụng:

- Không dùng quá tải
- Khi mất điện lưới bất thường nên cắt phụ tải ra khỏi máy ổn áp. Khi nào có điện sẽ lần lượt bật lại.
- Không để nước rớt vào máy.
- Không di chuyển máy khi có điện.

TỰ KHẮC PHỤC NHỮNG TRỤC TRẶC

Hiện tượng: * Các đèn báo trên mặt máy không sáng, đồng hồ không chỉ.

Nguyên nhân:
- Chưa bật aptomat trên mặt máy.
- Có thể chưa có điện vào.

Cách khắc phục:
- Cắt phụ tải ở đầu ra, sau đó thử bật lại aptpmat.
- Kiểm tra lịa đường điện vào từ cầu dao tổng đến cọc INPUT của máy.
- Kiểm tra lại hệ thống dây dẫn, các chỗ nối, cầu chì, aptomat (nếu có).

Hiện tượng: * Đèn đỏ sáng, đèn xanh không sáng.

Nguyên Nhân:
- Máy bị quá tải, aptomat tự động ngắt điện.
- Điện áp lưới quá cao (trên 270V), bộ phận bảo vệ điện áp cao tự động ngắt điện để bảo vệ an toàn cho thiết bị dùng qua ổn áp.
Cách khắc phục
- Giảm bớt tải cho phù hợp. Sau đó bật lại aptomat. (Lưu ý: khi điện áp lưới càng thấp thì phụ tải cho phép càng phải giảm)
- Kiểm tra lại điện lưới, nếu đúng như vậy thì phải chờ khi nào điện lưới giảm xuống tới mức cho phép ( dưới 270V) máy sẽ tự động đóng điện trở lại.

Hiện tượng:
- Điện lúc có lúc không

Nguyên nhân
- Có thể mối nối nào đó tiếp xúc không tốt

Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại các mối nối.

Hiện tượng:
Máy hoạt động bình thường nhưng sờ vào vỏ máy có hiện tượng bị giật.

Nguyên nhân
- Máy bị dò điện do cảm ứng.
- Máy bị chạm mát

Cách khắc phục
- Kiểm tra lại dây tiếp địa. Nếu chưa có thì phải đấu dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
- Kiểm tra và nối lại các đầu dây ở cọc INPUT và OUTPUT.