Sự khác nhau giữa Hub, switch và router

Đôi khi, trong cùng một hệ thống mạng thì có cả Router, Switch và Hub được kết hợp với nhau và với nhiều người sẽ rất khó phân biệt chức năng của các thiết bị này.

Đầu tiên là Hub và Switch - đây là hai thiết bị có vai trò tương tự nhau trong hệ thống mạng. Cả hai đều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và cùng xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" hay còn gọi là khung dữ liệu. Mỗi một khung dữ liệu đều chứa dữ liệu. Khi được tiếp nhận các khung dữ liệu thì cả Hub và Switch đều có chức năng khuếch đại và truyền tới cổng kết nối.Tuy nhiên Hub và Switch vẫn có sự khác biệt ở phương pháp phân phối các khung dữ liệu.

Kết quả hình ảnh cho Sự khác nhau giữa Hub, switch và router

Ở Hub, một khung dữ liệu được truyền tới Hub sau đó khung dữ liệu này sẽ được khuếch đại và truyền tới tất cả các cổng của Hub mà không phân biệt các cổng với nhau. Do đó, Trong quá trình nhận và gửi các khung dữ liệu sẽ tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho tốc độ mạng bị chậm đi. Đặc biệt, Khi Hub có băng thông mạng là 10/100Mbps thì nó sẽ phải chia sẻ băng thông này với tất cả các thiết bị kết nối tới nó. Tức là khi có càng nhiều thiết bị kết nối tới cổng Hub thì tốc độ mạng cho mỗi thiết bị càng giảm vì được chia đều với nhau.

Khác biệt với đó là switch. Switch có khả năng lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị kết nối với nó. Từ những thông tin này, Switch có thể xác định thiết bị nào đang kết nối ở cổng nào từ đó: Khi nhận được khung dữ liệu gửi tới, Switch sẽ biết đích xác rằng dữ liệu được gửi từ cổng nào tới từ đó tăng tốc độ xử lý của mạng. Và đặc biệt khác với Hub, Switch có băng thông mạng 10/100Mbps sẽ cung cấp đủ băng thông 10/100Mbps cho mỗi cổng của nó. Do vậy dù có một hay nhiều thiết bị kết nối tới Switch thì các thiết bị này cũng có đủ băng thông vốn có của Switch. Từ đó Switch sẽ lựa chọn tốt hơn so với Hub.

Kết quả hình ảnh cho Sự khác nhau giữa Hub, switch và router

Còn Router có rất nhiều điểm khác biệt so với hai thiết bị trên. Trong khi, Hub và Switch có chức năng liên quan tới việc truyền khung dữ liệu, thì Router lại có chức năng định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Những gói tin với đặc tính là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến. Router thường được sử dụng để kết nối với ít nhất hai mạng với nhau. Router sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), từ đó nó có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để truyền các gói tin. Các Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với nhau và giúp cấu hình tuyến truyền tin tốt nhất giữa bất cứ hai host nào. Hiện nay, Router có băng thông rộng được ứng dụng trong rất nhiều các dịch vụ. Thành phần tạo lên Router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) , một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator), một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), một máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và cuối cùng là phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN rủi ro về bảo mật từ mạng Internet. Các Router đều có trang bị cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc hỗ trợ kết nối Internet đồng thời có tích hợp switch để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn mà không cần thêm thiết bị khác. Dựa vào đó Router cho phép tất cả thiết bị  trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in.

Từ những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ sự khác nhau giữa Hub, Switch, Router rồi phải không nào?

Chưa có câu trả lời nào