Chào tất cả các bạn ở forum OSX, sau 1 ngày mày mò rất nhiều thứ thì mình đã cài đặt thành công OSX Yosemite lên con Dell Brodwell của mình có cấu hình như sau:
CPU: Broadwell 5200U Core i5.
Graphics: HD5500 + Nvidia 830M.
Hôm nay mình viết bài này chỉ muốn chia sẽ cách cài lên con Dell này cho những ai đang xài Laptop này mà chưa cài được, kiến thức về Hackintosh mình còn gà lắm nên các bạn đừng gạch đá hay hỏi những câu hỏi chuyên sâu, vì mình sẽ không biết đâu. Với lại lần đầu viết có gì không phải các bạn bỏ qua cho, hoặc có gì không hiểu thì cứ cmt mình sẽ trả lời nếu mình biết.
Bắt đầu thôi nào.
Note: Các bạn nếu đang sử dụng dòng Dell mà xài Chip thế hệ thứ 5 có thể không làm, cứ cài đặt bình thường như trong guide AIO. Nếu khi nào không QE/CI thì các bạn hãy làm. Vì không nên động chạm vào BIOS là tốt nhất. Đã có người cài được mà không cần động chạm gì đến BIOS.
Về VRAM cho card HD5500 thì mình nghe các cao thủ nói Dell không cần chỉnh về 64MB nhưng trước khi nghe được thông tin này thì mình đã làm rồi. Các bạn có thể không làm bước này, nhưng mình cũng sẽ giới thiệu cách mà mình làm có thể áp dụng cho máy khác (Nghe nói cách này cũng có thể không làm được trên 1 số máy) 80% cách này giống Topic sữa NVRAM bằng Ubuntu nên các bạn có thể tham khảo bài viết đó trên forum cho hiểu.
Bài viết đây: Please login or register to view links
Đầu tiên các bạn dowload gói đồ nghề này về: Please login or register to view links
Bây giờ các bạn hãy backup lại dữ liệu nếu đọc tiếp :D.
Tạo USB cài Windows quá dễ rồi nên mình không đề cập tới, khởi động máy chọn F2 để chỉnh BIOS, Tab Boot chọn là UEFI và Secure Boot Disable nhé F10 rồi Enter.
Lúc này các bạn nhấn F12 để chọn vào USB Cài Windows, nhớ là boot vào chế độ UEFI nha:
Khi các bạn vào đc rồi thì bấm Shift + F10 để mở cửa sổ CMD, ta tiến hành chia Partition, các bạn gõ như sau:
Diskpart
list disk
select disk xxx (xxx là HDD của bạn đó)
clean
convert GPT
create partition EFI size=”300”
format quick fs=fat32 label=”EFI”
create partition MSR size=”128”
(Bây giờ là chia phân vùng Windows-MAC-DATA , mình chia Win 100G,MAC 50G và còn lại là DATA. 1G=1024MB, Các bạn chia bao nhiêu thì tùy các bạn)
create partition primary size=xxx (Windows nè)
create partition primary size=xxx (MAC nè)
create partition primary size=xxx (DATA nè)
(Cách chia Partition này mình làm theo cách của a DuongTH)
Lúc này khi đến màn hình chọn partition để cài Windows thì các bạn hãy Click vào phân vùng Windows và Format 1 phát rồi cài. Tiến trình cài Windows sẽ diễn ra bình thường như cân đường hộp sữa :D…
Sau khi cài Windows xong rồi nhớ cài Driver HD5500 trong gói mà các bạn Dowload về nha.
Bây giờ thì đến tiếc mục VRAM:
+ Đầu tiên ta trích xuất BIOS, BIOS của dòng DELL này là Aptio AMI, các bạn giải nén thư mục tải về sẽ thấy Folder: afuwin-5.05.04, vào Folder đó vào chọn bản 64bit và chạy dưới quyền ADMIN, chọn Tab Profress và click vào Save rồi Save nó ngoài Desktop hoặc ở đâu đó. Ta sẽ được file: afuwin.rom.
+ Tiếp theo các bạn vào mục UEFITool và cũng chạy File đó dưới quyền ADMIN và mở File afuwin.rom vừa trích xuất ra rồi nhấn Ctrl+F chọn Tab Text Gõ vào Acoustic và double click vào dòng nào có chữ PE32 Nhìn lên khung trên sẽ thấy dòng PE32 image section, right click vào và chọn Extract body, sau đó đặt tên và chọn nơi lưu lại.
+ Tiếp theo ta sẽ sử dụng công cụ Universal IFR Extractor trong gói các bạn đã tải về và chọn file các bạn vừa đặt tên và lưu lại Sau đó chọn Extra rồi Save lại
+ Các bạn mở File txt vừa Extra ra rồi Ctrl + F với từ khóa: DVMT Pre-Allocated các bạn sẽ thấy:
+ Các bạn để ý 2 giá trị này:
+ Sau đó các bạn sử dụng EFI Shell để chỉnh sữa BIOS, bây giờ các bạn Format USB với định dạng FAT32 và coppy Folder BOOT trong mục BIOS các bạn tải về và trong USB các bạn tạo thêm 1 Folder với tên EFI và Past Folder BOOT vào đó, khởi động máy lại chọn BOOT với chế độ UEFI, nhấn F12 để chọn Boot vào USB.
+ Bây giờ các bạn gõ lệnh sau: setup_var 0x1EA 0x3 (nhớ khoảng cách giữa setup_var với 0x1EA và 0x3 nhé)
-0x1EA là Variable.
-0x3 là Option 96MB.
Bây giờ các bạn BOOT vào Windows nếu đã nhận 64MB thì các bạn đã thành công.
Mình chưa thử nhưng chắc là được đấy. Macbook còn cài windows được thì chơi ngưọc lại chắc ok
Dòng dell vostro này sài rất ngon.Mỏng, nhẹ, đẹp, ít nóng.Nhưng nếu là dân lập trình hay chơi game thì nên chọn dòng chíp M hoặc QM đừng chọn dòng chíp U vì tốc độ của nó chậm hơn chỉ dùng cho dân văn phòng. Mình đang sài con dell vostro 5560 hàng xách tay gần 2 năm mà chưa có bị hư 1 cái gì, máy chơi game 24/7.mấy dònh vostro mới ít có hàng chính hãng toàn hàng xách tay, nếu mua hàng xách tay mình giới thiệu laptophoangchi.com máy mình sài mua chỗ này
Nói thật với chủ thớt, lúc trước mình cũng VS 2010, VS 2012, Eclipse, VMWare thì cài chơi vọc vạch chứ không phải làm việc nên không dùng nhiều. máy ảo để lập trình Android, Windows phone. Photoshop CS5.1, nhiu đó mình cày với con Dell 4010 corei3 M370, 4GB Ram VẪN CHẠY PHÀ PHÀ...
Còn hiện tại thì mình đang dùng con Dell 5548. Giá lúc đó mình mua là 13.990k. Hiện tại vẫn chạy tuyệt vời, không có gì phải phàn nàn (với mình là thế, vì mình chưa đủ $ để dùng máy cao cấp hơn).
Nói nhìu thế là để tóm lại với chủ thớt 1 câu: cấu hình máy vừa vừa cũng đủ dùng phủ phê rồi, tùy theo điều kiện tài chính của bạn mà ra quyết định thôi. Riêng mình thấy con Vostro 5480 này là dư cho bạn dùng rồi. Chúc bạn chọn đc máy tốt và làm việc hiệu quả.
Lenovo thinkpad x201 (cao hơn thì X220) là okie bạn nhé. Mình cũng dân code, dung VS2012; SQL2012, VMware thì chỉ là Win OS chứ mình không dung MAC OS. Cấu hình khá ổn (với X201 thì là core i5 520M, RAM 4G - X220 sẽ cao hơn một chút).
Giá thì mềm nhũn luôn: X201 mình mua là 5 triệu 2. Giờ chắc tầm 4 triệu rưỡi thôi. Còn x220 thì giá cao hơn chắc tầm 6 triệu 3. Pin và độ ổn định của máy thì thằng này khỏi chê
Chưa dung Dell bao giờ nên... gợi ý bạn thế thôi. Thân!./