Laptop Business là gì?
Laptop business là những dòng laptop được thiết kế tối ưu dành cho người dùng doanh nghiệp. Trong số các dòng máy tính business thì lại được chia thành 2 phân khúc là small business và professional business. Laptop small business dành cho doanh nghiệp nhỏ, với giá thành hợp lý và chất lượng ở tầm trung. Laptop professional business là các dòng máy tính cao cấp dành cho doanh nghiệp có mức ngân sách đầu tư lớn. Giá thành của mỗi chiếc laptop professsional khi xuất xưởng vào khoảng trên dưới 1000 USD và option cao nhất có thể lên tới 1400 - 1500 USD.
Hiện nay thì các dòng laptop professional business xuất hiện rất nhiều tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt là các dòng máy HP Elitebook 8460p, 2560p, Dell Latitude E6420, E6320, Lenovo Thinkpad T420, X220 và bắt đầu có sự xuất hiện nhiều các dòng máy thế hệ Ivy Bridge như HP Elitebook 8470p, 8570p, Dell Latitude E6430, Lenovo Thinkpad T430... Nguyên nhân là do các dòng máy này hiện đã hết hoặc gần hết thời hạn bảo hành 3 năm từ nhà sản xuất, được các doanh nghiệp thanh lý hàng loạt do đã khấu hao hết. Nhờ đó mà hiện nay người dùng VN đã và đang được tiếp cận các dòng máy tính professional business với giá rất rẻ.
Đặc điểm của laptop professional business
Laptop professional business thường được lựa chọn sử dụng trong các doanh nghiệp lớn, các cơ quan chính phủ, thậm chí là cả trong quân đội... Các tổ chức này có yêu cầu rất cao về bảo mật, mức độ ổn định, và sự tiện nghi trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Các giải pháp mà laptop professional business cung cấp bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với các giải pháp dành cho máy tính cá nhân phổ thông. Các dòng máy tính professional business nổi tiếng hiện nay là HP Elitebook dòng P, Dell Latitude, Lenovo Thinkpad dòng T và X, Toshiba Portege, Panasonic Toughbook...
Các tiêu chuẩn quan trọng nhất của laptop professional business gồm có:
Độ bền và tính ổn định.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất của laptop professional business. Tất cả các dòng máy tính này đều được thiết kế cực kì cứng cáp với khung vỏ hoàn toàn bằng hợp kim cao cấp, có thể chịu được lực tác động mạnh. Hệ thống bản lề bằng chất liệu thép đặc biệt giúp cho tất cả các máy tính professional business đều có góc mở màn hình 180 độ và gần như là không thể bị gãy khi làm rơi máy hay bị va đập mạnh.
Ví dụ như đối với dòng HP Elitebook thì nhiều model đã được test đạt tiêu chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-810 về độ cứng, nhiệt độ, độ rung và bụi bẩn. Theo như hãng công bố, HP Elitebook vượt qua được 95.000 giờ test với 50.000 bước thử nghiệm làm việc trong môi trường nhiệt độ lên tới 60 độ C, 10 gram bụi / m3 trong môi trường có vận tốc gió 32km/giờ trong 6 tiếng. HP Elitebook cũng có thể chịu được lực rơi từ độ cao 2 mét mà không bị hư hỏng, có thể chịu đựng 1 cốc nước đổ vào bàn phím, bề mặt hợp kim hợp kim chống nước và chống oxi hóa.
Độ thoải mái khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Màn hình chống lóa: là yếu tố bắt buộc đối với laptop professinal business. Tất cả các dòng máy này đều có khả năng hiển thị tốt ngoài trời, hạn chế tối đa hiện tượng bị lóa khi ra ngoài nắng.
Bàn phím chất lượng cao: hành trình phím tốt, không bị nông, không bị flex, được trang bị tính năng chống nước. Bề mặt phím tốt không bị mài mòn, không bị mờ chữ.
Các tính năng bảo mật: tất cả các dòng máy tính đều được trang bị chip mã hóa dữ liệu TPM, cảm biến chống sốc 3 chiều giúp bảo vệ ổ cứng khỏi va đập, tùy chọn bảo mật vân tay, các dòng máy tính HP Elitebook còn có tính năng phân quyền user ngay từ trong bios.
Có khả năng mở rộng cao: được trang bị WWAN module với khe SIM chờ sẵn để tùy chọn bổ sung cạc 3G, có cổng mSATA và khe cắm mở rộng PCI-E...
CPU hỗ trợ ảo hóa, cạc wifi dòng cao cấp giúp bắt sóng khỏe hơn, hỗ trợ băng tần chuẩn N (và sau này là chuẩn AC), pin bền, hỗ trợ đèn chiếu sáng bàn phím... là một số tính năng đáng chú ý khác của các dòng máy tính professional business.
Laptop mobile workstation (máy trạm) là gì?
Mobile Workstation có thể gọi là những trạm làm việc di động được thiết kế chuyên biệt để phục vụ cho việc chạy những ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp. Máy trạm thường được sử dụng trong lĩnh vực đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, dựng phim 3D, chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, biên tập phim... Ngoại trừ việc đạt hầu hết các tiêu chuẩn của máy tính professional business ở trên thì máy trạm còn có các điểm đặc biệt sau:
Cấu hình mạnh mẽ: đây là điểm dễ nhận thấy nhất của máy tính mobile workstation. Các dòng máy này thường được trang bị CPU Core i7 quadcore với bộ nhớ cache lớn để đảm nhiệm khối lượng tính toán lớn hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng phổ thông.
Cạc đồ họa chuyên dụng: tất cả các dòng máy tính mobile workstation đều được trang bị cạc rời NVidia Quadro và AMD FirePro. Đây là các dòng cạc đồ họa chuyên dụng được tích hợp sẵn từ phần cứng các thuật toán thường gặp trong các phần mềm chuyên nghiệp để cải thiện hiệu năng xử lý. Các driver chuyên biệt cũng được nhà sản xuất cung cấp kèm theo nhằm hỗ trợ cho cạc đồ họa đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Các cạc đồ họa này thường có độ ổn định (và tất nhiên là cả giá thành) cao hơn gấp nhiều lần so với cạc đồ họa phổ thông.
Người viết bài đã từng dùng workstation HP Z600 với card đồ họa NVIDIA Quadro 2000 để mô phỏng quá trình điền đầy khuôn của dòng nhựa lỏng bằng phần mềm Moldex3D. Kết quả khác biệt hoàn toàn so với khi dùng những card màn hình phổ thông. Với card NVIDIA Quadro 2000, hình ảnh dòng nhựa rất mịn và chảy liên tục đều đặn không hề bị giựt, đứt quãng. Điều này chưa hề làm được với những card màn hình phổ thông dù chúng cũng có thể tạo ra những hình ảnh nước chảy, lửa cháy hết sức mượt mà trong game.
Để tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo thêm bài viết của hellospace88 tại đây: http://vozforums.com/showpost.php?p=...&postcount=334
Khả năng nâng cấp dễ dàng:
Máy tính mobile workstation thường có rất nhiều khe cắm và đa dạng các cổng kết nối giúp cho việc nâng cấp được hết sức dễ dàng. Thiết kế máy cũng vô cùng khoa học, trong trường hợp người dùng muốn nâng cấp thì khả năng tiếp cận với các khe cắm bên trong máy cũng rất nhanh chóng (đối với máy HP Elitebook và Dell Precision chỉ cần mở nắp đáy ra là tiếp cận được hết ruột gan bên trong). Mobile workstation thường có 4 khe cắm RAM hỗ trợ nâng cấp tối đa 32GB RAM (laptop phổ thông là 2, thậm chí chỉ 1 khe cắm), 2 khe cắm ổ cứng, đầy đủ khe cắm WWAN, mSATA, PCI-E...
Hệ thống tản nhiệt hiệu quả:
Máy tính mobile workstation được thiết kế để chịu được stress liên tục trong thời gian dài do tính chất yêu cầu của các phần mềm tính toán, đồ họa chuyên nghiệp. Do đó các linh kiện điện tử cấu thành máy tính mobile workstation đều cao cấp hơn nhiều so với laptop phổ thông. Đặc biệt là hệ thống tản nhiệt. Hầu hết tất cả các máy mobile workstation đều có bộ tản nhiệt rất lớn với chất lượng cao, một số dòng máy còn có 2 ống tản nhiệt riêng biệt cho CPU và GPU. Bộ phận tản nhiệt làm việc hiệu quả và ổn định giúp cho máy có thể chạy các tác vụ tính toán lớn liên tục nhiều ngày liên tục.
Kích thước lớn:
Do được trang bị cấu hình mạnh mẽ cùng hệ thống tản nhiệt đồ sộ, nên kích cỡ của những chiếc máy tính mobile workstation cũng rất đáng nể. Chúng thường to hơn, và nặng hơn khá nhiều so với máy tính cá nhân thông thường. Ví dụ như chiếc HP Elitebook 8560W 15.6" nặng tới 3.1kg trong khi máy tính cá nhân cùng kích cỡ màn hình thường chỉ nặng khoảng 2.4kg.
Màn hình đẹp:
Do thường được sử dụng trong các công việc liên tới xử lý hình ảnh nên mobile workstation thường được trang bị màn hình có chất lượng cao. Hầu hết được trang bị màn hình có độ phân giải full HD trở lên. Một số loại được trang bị màn hình với panel chất lượng cao như panel màn hình IPS RGB của Dell, Dreamcolor của HP với khả năng hiển thị lên tới 1 tỷ màu.
Các đời máy laptop Business của HP:
HP Elitebook thế hệ đầu tiên: sử dụng CPU core 2 duo gồm có các model:
HP Elitebook 2730p (đời trước của 2740p): màn hình 12" cảm ứng
HP Elitebook 2530p (đời trước của 2540p): màn hình 12"
HP Elitebook 6930p (đời trước của 8440p): màn hình 14"
HP Elitebook 8530p (đời trước của 8540p): màn hình 15.6"
HP Elitebook thế hệ thứ 2: sử dụng CPU core i5 hoặc i7 Arrandale:
HP Elitebook 2740p (đời trước của 2760p): màn hình 12" cảm ứng
HP Elitebook 2540p (đời trước của 2560p): màn hình 12"
HP Elitebook 8440p (đời trước của 8460p): màn hình 14"
HP Elitebook 8540p (đời trước của 8560p): màn hình 15.6"
HP Elitebook thế hệ thứ 3: sử dụng CPU Core i5 hoặc i7 Sandy Bridge
HP Elitebook 2760p: màn hình 12" cảm ứng
HP Elitebook 2560p: màn hình 12"
HP Elitebook 8460p: màn hình 14"
HP Elitebook 8560p: màn hình 15.6"
HP Elitebook thế hệ thứ 4: sử dụng CPU Core i5 hoặc i7 Ivy Bridge
HP Elitebook 2770p: không tồn tại 2770p
Đến đời này thì HP đã không còn làm mới 2760p nữa mà thay vào đó là sự xuất hiện của dòng mới là HP Revolve với màn hình 11.6" cảm ứng với cơ chế xoay, gập giống với 2760p trước đó. Đồng thời cũng xuất hiện thêm 1 số dòng máy mới:
HP Elitebook 2170p: máy tính business siêu nhẹ với trọng lượng 1.45kg, màn hình 11.6"
HP Elitebook Folio 9470m: Ultrabook business mỏng nhẹ với trọng lượng 1.6kg, màn hình 14" hiện đang làm mưa làm gió trên Voz.
Elitepad 900 G1: tablet chạy CPU Atom và Windows 8 Pro. Mình đã từng dùng qua, con này dùng rất chán, được mỗi cái pin tốt thôi. Mà giá thì quá mắc.
Và các phiên bản nâng cấp của thế hệ trước bao gồm:
HP Elitebook 2570p: bản nâng cấp của 2560p
HP Elitebook 8470p: bản nâng cấp của 8460p
HP Elitebook 8570p: bản nâng cấp của 8560p
Thế hệ thứ 5: sử dụng CPU Haswell
Đến thế hệ này thì HP đã ngừng làm mới các phiên bản 2570p, 8470p, 8570p mà làm mới hoàn toàn với phong cách thiết kế máy tính mỏng nhẹ hơn, sexy hơn, sử dụng chip U thay vì chip M như trước kia. Tiêu biểu là các dòng máy:
HP Elitebook 820: màn hình 12.5"
HP Elitebook 840: màn hình 14"
HP Elitebook 850: màn hình 15"
HP Elitebook Folio 9480m: bản nâng cấp của 9470m
HP Elitebook Folio 1020: 12.5" trọng lượng 1kg, sử dụng CPU core M, thời lượng pin khủng 9 giờ
HP Elitebook Folio 1040: Ultrabook for business màn hình 14", trọng lượng ~1.5kg
Các đời máy laptop Business của Dell
Từ đời pentiumM thì Dell đã có những dòng máy laptop business như Latitude D600, D800 nhwg mình sẽ không nhắc tới để tránh rắc rối khó hiểu. Thực tế thì hiện nay các dòng máy đó cũng đã tuyệt chủng từ lâu, hầu như không còn xuất hiện trên thị trường.
Thế hệ thứ nhất: sử dụng CPU Core 2 duo
Dell Latitude XT2: màn hình 12" cảm ứng
Dell Latitude E4200: màn hình 12"
Dell Latitude E4300: màn hình 13"
Dell Latitude E6400: màn hình 14"
Dell Latitude E6500: màn hình 15"
Thế hệ thứ 2: sử dụng CPU Arrandale
Dell Latitude E4310
Dell Latitude E6410
Dell Latitude E6510
Thế hệ thứ 3: sử dụng CPU Sandy Bridge
Dell Latitude E6320: màn hình 13.3"
Dell Latitude E6420 và E5420: màn hình 14"
Dell Latitude E6520 và E5520: màn hình 15.6"
Thế hệ thứ 4: sử dụng CPU Ivy Bridge
Dell Latitude E6330
Dell Latitude E6430, E5430
Dell Latitude E6430s: con máy lạc dòng, phiên bản được coi là mỏng nhẹ của E6430 (nhưng thực tế mình không thấy mỏng nhẹ hơn tí nào). Dell không phát triển dòng s này trước đó và cả về sau.
Dell Latitude E6530, E5530
Thế hệ thứ 5: sử dụng CPU Haswell
Dell Latitude E6440, E5440: phiên bản nâng cấp của E6430 và E5430
Dell Latitude E6540, E5540: phiên bản nâng cấp của E6530 và E5530
Dell Latitude 7000 series: ultrabook for business bao gồm: E7240, E7440
Thế hệ thứ 6: sử dụng CPU Broadwell
Dell Latitude E7250: phiên bản nâng cấp của Latitude E7240
Dell Latitude E7450: phiên bản nâng cấp của Latitude E7440
Các đời máy laptop business Lenovo Thinkpad
Thinkpad là thương hiệu laptop được phát triển bởi tập đoàn IBM từ rất lâu rồi. Người dùng Việt Nam biết đến laptop IBM Thinkpad chủ yếu từ các đời máy T20, X20 (chạy CPU Pentium III), sau đó là T21, T22, T23, T40, T41, T42, T43 và X21, X22, X23, X40, X41. Kể từ năm 2005 thì Lenovo đã mua lại mảng máy tính cá nhân của IBM. Có vẻ như đây là một chiến thắng lớn của Lenovo và là 1 sai lầm của IBM khi mà mới đây, Lenovo đã kỷ niệm 10 năm mua lại mảng này với thị phần 20% đứng đầu thế giới và doanh thu tăng gấp 13 lần, đạt 39 tỉ USD. Đến năm 2014 thì IBM tiếp tục bán lại mảng kinh doanh server x86 cho vị "khách quen" Lenovo. Tương lai của Lenovo đang rất sáng sủa với những ưu thế vượt trội trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là máy tính cá nhân, di động (Lenovo đã mua lại Motorola Mobility) và doanh nghiệp.
Ở đây Laptop88 chỉ xin nhắc tới các đời máy Thinkpad thuộc phân khúc Professional business từ T400 trở đi, không nhắc tới các đời máy cũ hơn hoặc các dòng máy small business để tránh cho bài viết quá dài. Và dù gì thì những đời máy cũ hơn đó giờ cũng không còn xuất hiện trên thị trường nữa rồi.
Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Core 2 Duo:
Lenovo Thinkpad X200T: màn hình 12" cảm ứng
Lenovo Thinkpad X200: màn hình 12"
Lenovo Thinkpad T400: màn hình 14"
Lenovo Thinkpad T400s: phiên bản mỏng nhẹ của T400
Lenovo Thinkpad T500: màn hình 15"
Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Arrandale
Lenovo Thinkpad X201T
Lenovo Thinkpad X201
Lenovo Thinkpad T410
Lenovo Thinkpad T410s
Lenovo Thinkpad T510
Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Sandy Bridge:
Lenovo Thinkpad X1: Ultrabook 13.3"
Lenovo Thinkpad X220T
Lenovo Thinkpad X220
Lenovo Thinkpad T420
Lenovo Thinkpad T420s
Lenovo Thinkpad T520
Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Ivy Bridge:
Lenovo Thinkpad X1 Carbon
Lenovo Thinkpad X230t
Lenovo Thinkpad X230
Lenovo Thinkpad T430
Lenovo Thinkpad T430s
Lenovo Thinkpad T520
Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Haswell:
Lenovo Thinpad X1 Carbon 2014
Lenovo Thinkpad X240
Lenovo Thinkpad T440
Lenovo Thinkpad T440p
Lenovo Thinkpad T440s
Lenovo Thinkpad T540p
Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Broadwell:
Lenovo Thinkpad X1 Carbon 3rd Gen (2015)
Lenovo Thinkpad X250
Lenovo Thinkpad T450
Lenovo Thinkpad T450s
Lenovo Thinkpad T550