Nên mua Dell XPS 15 hay Dell XPS 13 thì hợp lý hơn các bác nhỉ, vì nhu cầu của em cũng chỉ là làm việc với web thôi, mà giá 2 chiếc này chênh nhau khá nhiều nên đang hơi phân vân ạ, các bác tư vấn cho em với...
Hiện nay ít có laptop nào trên thị trường có viền màn hình mỏng như là gia đình XPS mới của Dell (hãng gọi đây là InfinityEdge). Phần viền này chỉ mỏng như màn hình điện thoại nên nhìn cực kì ấn tượng, nhất là khi tấm nền của XPS 15" lên đến 15,6" thì còn đã hơn cả XPS 13 hồi trước. Như mình đã nói ở trên, ngoài việc làm cho máy đẹp hơn thì viền màn hình siêu mỏng còn giúp thu gọn kích thước laptop. Ở đây Dell XPS 15 mặc dù màn hình 15" nhưng chỉ lớn như một cái máy 14" thôi, tức là bạn sẽ mang vác nó một cách dễ dàng hơn, tiện lợi hơn. Mình biết có rất nhiều anh em thích làm việc trên màn hình to nhưng lại ngại mang vác, nhất là khi đi xa nên đành thỏa hiệp chọn bản 13". Giờ thì có Dell XPS 15 rồi nên anh em sẽ có thêm một lựa chọn ngon lành hơn.
Dell XPS 15 sở hữu vỏ nhôm nhưng không nguyên khối, chỉ có phần nắp và phần mặt đáy là làm từ nhôm mà thôi. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Dell XPS 15 có chất lượng hoàn thiện kém mà ngược lại máy cầm lên rất đã, sướng, chắc chắn. Mặt dưới của máy có sẵn hai thanh cao su giúp đáy XPS 15 không bị trầy khi bạn có lỡ kéo lê máy trên bề mặt nào đó. Ở đây còn có cái nắp ghi chữ XPS, bên dưới là số serial và các biểu tượng pháp lý. Mình thích cách xử lý này, nó giúp chúng ta thoát khỏi những cái tem xấu xì thường thấy trên những chiếc máy tính Windows (máy người ta đang đẹp mà lại dán tem lên thấy ghê). Thế nhưng, do để nhiều lỗ tản nhiệt rồi lại có 2 thanh cao su rồi cái nắp này nên nhìn mặt dưới máy khá rối.
Dell XPS 15 còn có một chi tiết rất đáng giá: Thunderbolt 3 / USB-C. Có dấu gạch như vậy là bởi vì Thunderbolt 3 đã chuyển sang sử dụng phần cổng kết nối của USB-C rồi chứ không còn xài cổng mini DisplayPort như hồi trước nữa. Kết nối này cho tốc độ tối đa là 40Gbps, nhanh gấp đôi so với Thunderbolt 2 mà lại có ưu điểm là cắm cáp mặt nào cũng được, hỗ trợ cả việc truyền điện, tín hiệu, hình ảnh,... Trong thời gian tới khi phụ kiện USB-C hoặc Thunderbolt 3 trở nên phổ biến thì anh em dùng XPS 15 coi như đã có sẵn kết nối này, không còn phải lo gì nữa.
Mặc dù sở hữu thân hình mỏng nhẹ nhưng không đồng nghĩa với việc XPS 15 yếu. Cấu hình bên trong nó bao gồm CPU Core i5 Skylake (có thể nâng thành Core i7), card đồ họa rời GTX 960M, RAM 8GB (hỗ trợ nâng thành 16GB) và ổ SSD 256 / 512GB. Các cổng kết nối thông dụng như USB 3.0, HDMI cũng có đủ cả. Giá cho bản Core i5 mà mình trên tay ở đây là 1699$, nếu mua bản cấu hình mạnh hơn thì bạn phải trả nhiều tiền hơn. Cũng có bản rẻ hơn, chỉ 999$ thôi, khi đó thì chip yếu hơn, màn hình chỉ Full-HD.
Cấu hình cơ bản của Dell XPS 15 (2015)
Màn hình: 15,6" độ phân giải 4K (tùy chọn Full-HD), màn hình gương (Full-HD có bản màn hình mờ), cảm ứng
CPU: CPU Core i5 Skylake
GPU: NVIDIA Geforce GTX 960M
RAM: 8GB
Pin: 16 tiếng
Hệ điều hành: Windows 10
Tính năng đặc biệt: viền màn hình rất mỏng
Kết nối: Bluetooth 4.0, Wi-Fi a/b/g/n/ac, USB, HDMI, Thunderbolt 3 / USB-C
Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: SSD 256GB hoặc 512GB, có khe SD
Độ mỏng: 11-17mm
Trọng lượng: khoảng 2kg