Có nên mua máy làm kem tươi trực tiếp?

Các mẹ ơi, chẳng là 2 bé nhà em rất thích ăn kem. Hiện tại trời nắng nóng, 2 bé lại đang nghỉ hè nên ngày nào cũng đòi bố mẹ đưa đi ăn kem.

Ăn kem ở ngoài hiện nay em sợ không đảm bảo vệ sinh nên muốn tìm mua 1 chiếc máy làm kem tươi trực tiếp về làm tại nhà.

Xin hỏi các mẹ em có nên mua máy làm kem tươi trực tiếp không? Em nên mua của hãng nào thì tốt ạ?

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Mặc dù rất đa dạng về mẫu mã, nhãn hàng và giá bán nhưng các máy làm kem gia đình hiện được chia thành 2 loại: máy làm kem tự động (làm lạnh trực tiếp) và máy làm kem sử dụng bowl lạnh (làm lạnh gián tiếp). Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể những ưu/nhược điểm của từng loại máy để giúp các bà nội trợ sáng suốt lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình.

Máy làm kem tự động

Một mẫu máy làm kem tự động của Komasu. Ảnh: Internet

Có thể nói, sở hữu một chiếc máy làm kem tự động là “ước mơ” của hầu hết các bà nội trợ hiện nay. Máy làm kem tự động (hay còn gọi là máy làm kem làm lạnh trực tiếp) có nguyên lý làm lạnh bằng một động cơ nén bên trong thân máy (giống như động cơ nén sử dụng ở tủ lạnh). Máy nén này sẽ giúp làm lạnh hỗn hợp nguyên liệu và cơ quay đảo tự động trong quá trình sử dụng máy. Đây cũng là loại máy làm kem gia đình hiện đại nhất và cũng có giá bán khá đắt trên thị trường.

Ưu điểm:

- Thao tác đơn giản: Với máy làm kem tự động, quy trình làm kem “homemade” của các bà nội trợ đơn giản hơn và được rút ngắn rất nhiều. Chỉ cần đong nguyên liệu, cho vào máy và bấm nút mà không mất công chuẩn bị hỗn hợp hay phải làm lạnh bowl kem trước trong tủ lạnh.

- Độ lạnh sâu: Nhờ sử dụng động cơ máy nén để làm lạnh trực tiếp nên các máy làm kem tự động cho khả năng làm kem thành công cao hơn nhiều. Độ lạnh của các máy làm kem trực tiếp cũng rất sâu (có máy đạt độ lạnh -35 độ C) nên hỗn hợp kem thường đông tốt hơn và kem thành phẩm ra ngon hơn.

- Dung tích lớn: Các máy làm kem tự động thường có dung tích khá lớn từ 1 - 3l. Nếu nhà bạn có 4, 5 người và thường xuyên có nhu cầu về món kem lạnh thì nên chọn lựa chiếc máy này để phục vụ thường xuyên nhu cầu của gia đình. Vì không phải làm lạnh bowl kem trong tủ lạnh như các máy làm kem khác nên có thể làm nhiều mẻ kem liền một lúc.

Nhược điểm:

- Giá thành cao: Giá thành của một chiếc máy làm kem tự động còn khá cao so với mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng: khoảng 4 - 9 triệu đồng tùy thương hiệu và kích cỡ. Mức chi phí này cao bởi máy làm kem không phải là một thiết bị gia dụng thiết yếu trong gia đình.

- Kích thước cồng kềnh: Do sử dụng động cơ nén bên trong nên các máy làm kem tự động có kích thước cồng kềnh. Một máy làm kem tự động có dung tích làm kem khoảng 2l thường có kích cỡ tương đương một chiếc lò vi sóng cỡ nhỏ. Thêm đó, người dùng phải để máy làm kem này ở vị trí cố định để máy hoạt động vì mỗi lần dịch chuyển, phải có thời gian hồi ga mới được cắm điện và sử dụng.

- Không có nhiều lựa chọn: Vì giá bán khá cao nên trên thị trường không có quá nhiều lựa chọn cho các dòng máy làm kem tự động. Các mẫu máy làm kem tự động của Kenwood, Unold, Cuisinart, Krups, Bomann, Kai... chưa có hàng nhập khẩu chính hãng mà chủ yếu là hàng xách tay. Bất tiện khi mua các dòng máy xách tay này là chi phí về giá bị đội lên khá cao và cũng không có chế độ bảo hành cho người dùng khi hỏng hóc.

Hiện tại, máy làm kem Philips, Komasu là 2 thương hiệu được nhập khẩu trực tiếp tại thị trường Việt Nam cũng chỉ có vài model làm kem tự động trên thị trường.

- Thời gian làm kem lâu hơn: Thời gian cho ra thành phẩm cúa các máy làm kem tự động lâu hơn các máy làm kem dùng bowl lạnh. Thông thường, máy cần 40 - 60 phút để làm được một mẻ kem thành phẩm. Có máy thời gian làm lạnh kéo dài từ 1 - 2 tiếng. Ngoài ra, người dùng phải khởi động máy trước khi cho nguyên liệu vào nên máy cũng tiêu thụ điện lớn hơn.

Máy làm kem sử dụng bowl lạnh

Nhiều máy làm kem gia đình được tích hợp thêm các tính năng tiện dụng. Ảnh: Internet

Máy làm kem với cơ chế làm lạnh bằng bowl lạnh (hay máy làm kem gián tiếp) được nhiều chị em lựa chọn.

Nguyên lý hoạt động của máy là sử dụng hơi lạnh từ bowl đã được làm lạnh sẵn trước đó trong ngăn đông. Bowl này chứa dung dịch tạo đông nhanh (thường là nước muối đậm đặc). Sau khi được làm mát ở ngăn đông khoảng 8 tiếng ở nhiệt độ thấp nhất (khoảng -18oC), người dùng chỉ cần đổ hỗn hợp nguyên liệu (đã được làm lạnh) vào bowl, lắp động cơ rồi cho máy vận hành là có thể có kem thành phẩm.

Ưu điểm:

- Thiết kế nhỏ gọn: Các mẫu máy làm kem này có kích thước rất nhỏ gọn, thiết kế và màu sắc bắt mắt. Nhiều loại máy còn tích hợp thêm những tính năng như xay, nghiền trái cây.

Máy có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: động cơ, tô đông lạnh và phới trộn với kích thước chỉ tương đương một chiếc máy sinh tố. Đường kính bowl rời khoảng 20cm (như một chiếc đĩa). Trọng lượng từ 2 - 3kg nên dễ di chuyển và có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà bếp.

- Giá bán hợp lý và có nhiều lựa chọn: Trên thị trường, xuất hiện nhiều loại máy làm kem dùng bowl lạnh có mức giá bán đa dạng từ đắt đến rẻ của rất nhiều thương hiệu. Các máy quen thuộc với người dùng Việt Nam là: Komasu, Phillips, Kenwood, Cuisinart… có mức giá từ 2 - 3 triệu đồng.

Nếu ngân sách hạn hẹp hơn, người dùng có thể lựa chọn các máy làm kem của Caple, Sinbo, Myota, Life code, Eurohome, Yonanas… có giá rẻ hơn, chỉ từ 800- 1,5 triệu đồng cho một máy làm kem có dung tích 0,8 đến 1,5l.

Nhược điểm:

Quy trình làm kem ở các máy làm kem bằng bowl lạnh thường phức tạp hơn. Ảnh: Internet

- Dung tích làm kem nhỏ: Đa số các máy làm kem gián tiếp có dung tích làm kem nhỏ. Với dung tích bowl lạnh chỉ từ 0,8 - 1,5l, các máy này chỉ có thể làm nhiều nhất là 1l kem thành phẩm, phù hợp với những gia đình ít người hoặc nhu cầu sử dụng không lớn.

Ngoài ra, máy không thể làm liên tục 2 mẻ kem liền lúc vì bowl lạnh phải để ở ngăn đông đá ít nhất 6 tiếng đồng hồ.

- Quy trình làm kem phức tạp hơn: Để làm được một mẻ kem, người dùng phải làm lạnh bowl trong ngăn đá của tủ lạnh ít nhất 6 tiếng đồng hồ (tốt nhất là để lạnh 24 tiếng). Hỗn hợp nguyên liệu kem sau khi đong đếm cũng cần được nấu chín và làm lạnh trước trong tủ lạnh để máy làm đông tốt hơn.

- Độ lạnh không sâu: Không giống như các máy làm kem trực tiếp, máy làm kem gián tiếp có thể làm đông kem nhờ sử dụng hơi lạnh từ bowl đông. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, bowl lạnh lại không thể đạt được độ lạnh sâu như mong đợi (có thể do ngăn đông của tủ lạnh không đủ độ lạnh hoặc thời gian để chưa đủ). Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kem thành phẩm không đạt chất lượng như mong đợi.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước
Mùa hè sắp đến, với cái nắng nóng khó chịu thì ăn uống cái gì giải khát, giải nóng là một trong những nhu cầu thiết yếu của hầu hết mọi người, và kem là một thức giải khát, giải nóng rất tốt, được nhiều người ưa chuộng, từ trẻ em đến những người cao tuổi.
Tuy nhiên, việc cứ phải ra cửa hàng mua kem vừa mệt mỏi (trời nắng ai cũng ngại ra đường), vừa tốn kém và cũng không được ăn những loại kem theo sở thích của mình.
Do vậy, nhu cầu về việc tự làm kem khá nhiều và máy làm kem là sự lựa chọn của nhiều người để phục vụ cho việc làm nên những cốc kem ngon và theo đúng sở thích của mình.
Nhưng, do không có nhiều kinh nghiệm về máy làm kem, nên nhiều bà nội trợ đã mua cho mình những chiếc máy làm kem vừa đắt, vừa không đáp ứng được nhu cầu, do đó, khiến các bạn rất tốn tiền.
Vậy phải lưu ý gì khi mua máy làm kem?

Xác định nhu cầu của bản thân
Trên thị trường hiện có nhiều những dòng máy làm kem khác nhau, với nhiều những tính năng khác nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong quá trình làm kem.
Do đó, trước khi mua máy làm kem cho mình, người tiêu dùng cần xác định nhu cầu của bản thân và gia đình, đặc biệt lưu ý những điểm sau:
- Bạn thích ăn loại kem nào? Kem cứng hay kem xốp? Kem que hay ốc quế? Kem tươi?...Nếu thích loại kem nào nhất thì mua loại máy làm kem đó
- Nhà bạn có bao nhiêu người? Ăn khoảng bao nhiêu kem mỗi ngày? Và bạn xác định mấy ngày làm kem một lần (1 tuần 1 lần hay tuần 2 lần?) từ đó tính tổng thể tích của một lần làm kem là khoảng bao nhiêu để mua máy làm kem có thể tích phù hợp
- Bạn có sẵn bao nhiêu tiền cho việc mua kem? Đây là điều rất quan trọng.

Có những loại máy làm kem nào?
Trên thị trường có rất nhiều các hãng sản xuất máy làm kem, với nhiều chủng loại khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu có những loại máy làm kem sau:
- Phân loại theo khả năng làm lạnh
Theo khả năng làm lạnh của máy làm kem thì trên thị trường có loại chỉ làm kem đơn thuần (chỉ làm kem, làm xong phải cho vào tủ lạnh mới ăn được) và loại máy làm kem đồng thời làm lạnh (làm xong ăn được luôn). Những máy làm kem đồng thời làm lạnh thường có giá đắt hơn (trên 1 triệu đồng), còn những máy làm kem đơn thuần chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng
- Phân loại theo loại kem
Phục vụ nhu cầu và sở thích ăn kem, có nhiều những loại máy làm kem khác nhau, máy làm kem cứng, máy làm kem xốp, máy làm kem tươi, máy làm kem ốc quế...Bạn cần đọc kỹ thông số của máy làm kem trước khi mua, và nên hỏi người bán hàng để có thêm chi tiết
Nên chọn máy làm kem của hãng nào
Do thị trường rộng lớn, nên có rất nhiều hãng tham gia sản xuất máy làm kem, tuy nhiên trên thị trường Việt Nam, phổ biến máy làm kem sau:
- Máy làm kem xuất xứ từ Ý
Đây là dòng máy làm kem cao cấp, với khả năng làm kem đa dạng, tính năng hiện đại, vệ sinh. Với các thương hiệu nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng như Taylor, Frogomat...
Tuy nhiên, giá của các dòng máy làm kem này khá đắt khoảng trên 10 triệu, do đó những máy làm kem này thường thích hợp với những quán giải khát, hàng bán kem...
- Máy làm kem xuất xứ từ Mỹ
Những máy làm kem được nhập khẩu từ Mỹ với các thương hiệu như Cuisinart, Gelato - Easy,...là những máy làm kem chất lượng cao, hiện đại và vệ sinh.
Các máy làm kem được nhập khẩu từ Mỹ được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, chủng loại, và độ ngon của kem thành phẩm. Các dòng máy làm kem từ Mỹ thì đa dạng hơn, với nhiều loại dung tích khác nhau, các máy gia đình có mức giá giao động từ 3 - 8 triệu, còn những máy có thể tích làm kem lớn hơn thì có giá cũng tương đương với những máy làm kem từ Ý
- Máy làm kem Trung Quốc
Giá rẻ, dễ sử dụng là những gì mà người tiêu dùng thấy được từ những máy làm kem Trung Quốc, với các thương hiệu như Komasu,...
Tuy nhiên, nhược điểm của máy làm kem này là khá nhanh hỏng, và có nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng, do đó, không nhiều người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng những máy làm kem này
- Máy làm kem nội địa
Elip là thương hiệu máy làm kem từ Việt Nam được nhiều người tiêu dùng ưa thích vì chất lượng, cũng như mức giá khá phù hợp với điều kiện của hầu hết những người tiêu dùng Việt.
Giá máy làm kem tươi?
Thị trường có khá nhiều loại máy làm kem khác nhau, tùy từng loại mà có giá khác nhau
- Các máy làm kem tươi công nghiệp dành cho người kinh doanh có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu
- Giá máy làm kem gia đình có mức giá khá đa dạng từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu. Loại rất đắt tiền (thường là hàng nhập khẩu từ Ý, Đức, Mỹ), trung bình từ 5-7 triệu đồng, có mẫu lên đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên những loại này thường có tính năng làm kem rất hiện đại
Loại thứ hai rẻ hơn nhiều, chỉ từ 500.000 – 2.000.000 đồng, sử dụng âu làm lạnh có một lớp đáy phụ chứa dung dịch làm lạnh, cần đưa âu này vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 8-12 giờ trước khi làm kem, để dung dịch làm lạnh tích đủ nhiệt độ, khi vận hành thì bowl sẽ tỏa nhiệt để làm lạnh kem.
Mua máy làm kem ở đâu?
Máy làm kem thường ít hiện diện ở các trung tâm thương mại, siêu thị điện máy,...do đó, hầu hết người mua thường mua những máy làm kem trên các website bán hàng khác nhau
Tuy nhiên, một vấn đề là việc mua hàng qua mạng khiến nhiều người không yên tâm, vì thế không biết chọn nơi bán nào uy tín để mua máy làm kem.
Theo kinh nghiệm của nhiều người mua máy làm kem, thường vào vatgia.com để tìm máy bán kem và từ đó lựa chọn cho mình nhà bán hàng uy tín, tìm được nơi mua máy làm kem tốt nhất.





Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Máy làm kem tự động hay còn gọi là máy làm kem tươi trực tiếpkhác với máy làm kem gián tiếp đó là không cần sử dụng bowl làm lạnh để đánh kem mà thay vào đó nó được trang bị một động cơ làm mát giống cơ chế của một chiếc tủ lạnh mini, điều này giúp cho nó làm được những mẻ kem ngon và làm được hầu hết mọi loại kem tươi nhờ khả năng làm lạnh sâu và ổn định. Đầu tư một chiếc máy làm kem tự động thì bạn sẽ có những mẻ kem ngon lành, xốp và độ cứng vừa phải, có thể ăn được ngay mà không phải mất thêm thời gian bỏ vào tủ đá để kem đạt đủ độ nữa.
Cũng là một dạng máy làm kem hướng tới nhu cầu sử dụng tại gia đình, máy làm kem tự động chưa phổ biến mặc dù có nhiều ưu điểm bởi mức giá còn cao và kích thước cồng kềnh cũng như tiêu tốn điện năng nhiều hơn so với máy làm kem gián tiếp.

Ưu điểm của máy làm kem trực tiếp

-Sử dụng nhanh, giảm bớt công đoạn: những mẫumáy làm kem trực tiếpkhông cần mất nhiều thời gian để chuẩn bị như những mẫu máy làm kem tươi gia dụng khác. Thay vì phải đặt hũ kem vào tủ lạnh trước vài giờ và chuẩn bị hỗn hợp kem trước thì bạn chỉ cần cho
-Dung tích lớn: mẫu máy làm kem tươi tự động thường được thiết kế với dung tích lớn từ 1 - 3 lít, khi dùng máy làm kem dạng này thì người dùng sẽ có mẻ kem lớn hơn nhiều so với dạng máy làm kem gián tiếp do vậy khi chọn mua thì nên cân nhắc dung tích của máy sao cho phù hợp và kinh tế nhất.

-Độ lạnh sâu: nhờ làm lạnh bằng động cơ máy nén nên thành phẩm làm ra sẽ ngon hơn, độ lạnh sâu hơn sẽ giúp cho kem được cứng, xốp hơn và không dễ bị chảy; kem khi làm xong có thể ăn được ngay mà không cần mất thời gian chờ cho vào tủ đá để cứng hơn giống như máy làm kem gián tiếp.

Nhược điểm của máy làm kem trực tiếp
-Giá cao: một chiếc máy làm kem trực tiếp có giá từ 3 - 7 triệu đồng, đắt hơn nhiều so với máy làm kem gián tiếp và không phải ai cũng có thể mua được nhất là khi nó không phải là thiết bị gia dụng thiết yếu.

-Kích thước cồng kềnh: dung tích làm lạnh lớn nên máy làm kem trực tiếp khá lớn và cần có vị trí đặt máy riêng bởi bộ phận ga làm lạnh đòi hỏi không được di chuyển

- Thời gian làm kem lâu hơn: một mẻ kem tùy theo dung tích thì máy sẽ cần một khoảng thời gian trung bình từ 40 - 50 phút, một số mẫu máy có thể mất tới 2 tiếng để thực hiện đủ chu trình làm một mẻ kem. Nhìn chung, máy làm kem trực tiếp vẫn có tổng thời gian thực hiện nhanh hơn so với máy làm kem gián tiếp, chỉ có phần là nó tiêu tốn điện năng lớn hơn.
Những mẫu máy làm kem trực tiếp phổ biến trên thị trường

Nếu bạn muốn chọn lựa một mẫu máy làm kem thật ngon và không mất nhiều thời gian thì đây là sản phẩm phù hợp.

Máy làm kem tự độngchưa hẳn là một sản phẩm gia dụng quá phổ biến ở các hộ gia đình, điều này khiến cho việc tìm mua sản phẩm máy làm kem trực tiếp ưng ý không thực sự dễ dàng. Dưới đây là những sản phẩm máy làm kem trực tiếp chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của các gia đình cũng như bán chạy nhất trên thị trường hiện nay cho bạn lựa chọn.

Máy làm kem trực tiếp Cuisinart ICE- 30BClà một trong những thương hiệu nhập khẩu từ Mỹ, với mức giá bán khá hợp lý cho một máy làm kem có dung tích khá lớn tới 2 lít có thể cho thành phẩm kem khoảng từ 1,5 lít kem, đáp ứng nhu cầu của gia đình có nhiều thành viên. Thiết kế của máy làm kem này cũng rất chắc chắn và đẹp mắt giúp sử dụng lâu bền và dễ dàng vệ sinh.

Máy làm kem tự động Komasu KM1516 sử dụng một âu làm lạnh rời để làm lạnh kem và âu này phải được để trong ngăn đá tủ lạnh ít nhất 8 giờ trước khi lấy ra làm kem, máy Komasu KM-1516 được trang bị một lốc làm lạnh giống như một tủ lạnh nhỏ, cho phép tự động làm lạnh kem cùng với động cơ quay đảo kem. Với loại máy làm kem tự động này, bạn có thể làm kem bất cứ lúc nào, không cần phải chờ thời gian làm lạnh bowl, lượng kem làm được trong một mẻ khoảng 1,5 lít kem thành phẩm.

Máy làm kem gia đình Elip là một trong máy làm kem giá rẻ có khả năng trộn kem đều và ủ kem nhanh. Lốc máy rộng có thể chứa đến 1.5L hỗn hợp kem, bạn có thể vô tư làm kem, chỉ trong 45 phút là bạn có thể thưởng thức món kem tươi ngon, bổ dưỡng. Công suất làm lạnh của máy tới 180W giúp làm lạnh sâu, không tỏa nhiệt và gây ồn trong quá trình làm kem.