tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Do thói quen, các bà nội trợ thường vo gạo bằng chính nồi nấu, điều này khiến lớp chống dính dễ bị hỏng, cơm nấu không ngon và dính nồi[/b]
Bạn không nên cho xoong nấu vào nồi bằng một tay, vì có thể làm hỏng nồi, khiến cơm chín không đều.
Một số cách sử dụng có thể làm nồi cơm điện chóng hỏng: Chẳng hạn, nhiều bà nội trợ có thói quen vo gạo trực tiếp bằng xoong nấu của nồi nên xoong dễ bị hỏng lớp chống dính, cơm nấu không ngon và dính nồi.
[gallery]/18/gli1264577825.jpg[/gallery]
Phần rờ le chính giữa nồi rất dễ hỏng.
Vo gạo xong, khi bỏ xoong nấu vào nồi, nhiều người chỉ dùng một tay. Cách này có thể làm hỏng rờ le chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong, nên lau nước xung quanh và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng.
Thói quen nấu cơm và để thời gian hâm liên tục cũng làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện, khiến rờ le không hoạt động bật - tắt chính xác.
Ngoài việc dùng không đúng cách, theo ông Quý, nồi cơm điện còn dễ hỏng nếu đó là loại rẻ tiền, vì các lý do sau:
Phần xoong làm bằng chất liệu nhôm mỏng và lớp chống dính kém chất lượng, dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng.
Rờ le chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian sẽ mất đi tính chính xác để bật lò xo lên, dẫn đến hậu quả là cơm sượng hoặc khét. Thời gian sử dụng của rờ le chính (phần nam châm vĩnh cửu) ở những nồi cơm điện rẻ tiền chỉ khoảng sáu tháng, sau đó phải thay mới, giá tkhoảng 30.000 đồng.
Đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có khe hở lớn nên côn trùng như gián, thằn lằn có thể lọt vào, hoặc hạt gạo rơi xuống khe hở này, gây chạm mạch điện, làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt. Giá thay thế là 200.000 - 500.000 đồng. Nhiều loại nồi cơm điện hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách thiết kế đế cảm biến nhiệt dính hẳn với đáy nồi, không có khe hở.