Về việc dùng Thuốc amitriptylin dùng lâu có gây tác dụng phụ hay gây nghiện hay không?

mẹ tôi nạm nay 51 tuổi, thường xuyên bị mất ngủ, bác sĩ có cho mẹ tôi dùng thuốc Amitriptylin, khi dùng thì mẹ tôi ngủ được hơn nhưng không biết thuốc này có bị tác dụng phụ hay không? và nếu dùng lâu không biết có gây nghiện hay không? nếu không dùng nữa có bị mất ngủ vì không dùng thuốc không?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Thuốc có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi... vì thế phải tăng liều thuốc từ từ (đặc biệt là amitriptylin). Thuốc gây an dịu nên cần chú ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Thuốc gây ăn ngon và tăng cân nên không dùng cho người thừa cân, béo phì. Còn dùng lâu dài phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ bạn ạ.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Giấc ngủ là hoạt động kéo dài của cơ thể nhằm cân bằng trở lại các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đặc trưng là dao động nhịp ngày - đêm, đảm bảo cho hoạt động của đại não trong trạng thái thức tỉnh.

Giấc ngủ là sự điều hòa lặp đi, lặp lại của một quá trình sinh lý bình thường. Ngủ phối hợp với các thay đổi về sinh lý như: hô hấp, tim mạch, thân nhiệt, điều tiết hormon...

Mất ngủ tiên phát

Bình thường người ta ngủ 6 - 7 giờ/đêm, nếu ngủ nhiều cũng chỉ 9 - 10 giờ/đêm. Mất ngủ là triệu chứng hay gặp trong các bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt... Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập về mất ngủ tiên phát (không có căn nguyên gì).

Triệu chứng

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Ngoài ra, mất ngủ còn dẫn đến mệt mỏi, lo âu, chán ăn, giảm khả năng lao động, học tập, sút cân, giảm thân nhiệt và có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh thường phàn nàn khó vào giấc ngủ (mất ngủ đầu giấc), khó giữ giấc ngủ, hay tỉnh giấc giữa chừng (mất ngủ giữa giấc) hoặc hay dậy sớm và không sao ngủ lại được nữa (mất ngủ cuối giấc). Mất ngủ tiên phát kéo dài ít nhất 1 tháng và kéo dài trung bình 12 tháng. Có nhiều trường hợp mất ngủ tiên phát kéo dài hàng chục năm.

Mất ngủ tiên phát xảy ra độc lập, không liên quan đến bất kỳ một rối loạn cơ thể hoặc tâm thần nào khác. Bệnh nhân tăng hoạt động vào ban đêm, rất ít ngủ và vui vẻ. Ban ngày thì họ lại luôn có cảm giác mệt mỏi, u sầu quá mức.

Mất ngủ tiên phát hay gặp ở người cao tuổi và phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới. Người trẻ tuổi thường hay mất ngủ đầu giấc, trong khi người cao tuổi và trung niên thường hay mất ngủ cuối giấc (dậy sớm) và mất ngủ giữa giấc.

Theo Hội tâm thần học Mỹ, trong 1 năm có đến 30 - 40% số người than phiền mất ngủ và khoảng 15 - 25% số người có mất ngủ tiên phát mạn tính.

Hầu hết các trường hợp mất ngủ tiên phát xuất hiện đột ngột sau chấn thương tâm lý. Nhưng khi các yếu tố chấn thương đã được giải quyết thì mất ngủ vẫn không hết. Mất ngủ tiên phát hay bắt đầu ở tuổi thành niên (thanh niên hoặc trung niên). Bệnh thường kéo dài vài tháng đến vài năm, cũng có trường hợp kéo dài hàng chục năm.

Điều trị

Trước đây, mất ngủ tiên phát thường được điều trị bằng các thuốc nhóm benzodiazepin. Khi sử dụng benzodiazepin kéo dài sẽ gây ra quên, đặc biệt là các thuốc này có thời gian bán hủy dài. Triệu chứng quên sẽ trầm trọng thêm khi phối hợp với uống rượu. Ở các bệnh nhân cao tuổi, thuốc có thể gây giãn cơ và gây ngã. Nhìn chung các thuốc nhóm benzodiazepin đều có thể gây phụ thuộc thuốc vì thế ngày nay người ta ít dùng.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng có tác dụng an dịu mạnh. Các thuốc này có hiệu quả điều trị mất ngủ tiên phát tốt, có thể dùng lâu dài, thời gian điều trị tối thiểu 18 tháng, có nhiều trường hợp phải dùng thuốc nhiều năm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi... vì thế phải tăng liều thuốc từ từ (đặc biệt là amitriptylin). Thuốc gây an dịu nên cần chú ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Thuốc gây ăn ngon và tăng cân nên không dùng cho người thừa cân, béo phì.

Khi dùng amitriptylin phải tăng liều từ từ, tuần đầu mỗi tối 1 viên; tuần 2 sáng 1 viên, tối 1 viên, tuần 3 sáng 1 viên, tối 2 viên; từ tuần 4 trở đi sáng 2 viên, tối 2 viên.

Dùng mirtazapin mỗi tối 1/2 đến 1 viên (không cần tăng liều từ từ ).

Thuốc an thần có tác dụng an dịu olanzapin mỗi tối 1/2 viên. Nếu bệnh nhân béo thì không nên dùng olanzapin.

Ngủ nhiều tiên phát

Ngủ nhiều gặp trong bệnh trầm cảm (không có yếu tố đặc trưng), trong hội chứng cai amphetamin... Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới bệnh ngủ nhiều tiên phát (không có căn nguyên).

Lâm sàng

Ngủ nhiều tiên phát được chẩn đoán khi không tìm ra căn nguyên gây ra ngủ nhiều và kéo dài tối thiểu 1 tháng. Đặc điểm nổi bật là ngủ nhiều diễn ra hầu như hằng ngày. Ngủ quá nhiều gây ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các chức năng khác. Không ngủ nhiều được diễn ra trong phạm vi tiến triển của một bệnh tâm thần khác, không phải là hậu quả của một bệnh thực thể hoặc do một chất nào đó. Bệnh nhân thường ngủ từ 8 - 12 giờ mỗi ngày và khó thức dậy vào buổi sáng. Chất lượng giấc ngủ ban đêm bình thường. Bệnh nhân thường than phiền khó tập trung chú ý và hay đãng trí. Theo Hội Tâm thần học Mỹ, tỷ lệ người ngủ nhiều tiên phát là 0,5 - 5% dân số. Ngủ nhiều thường bắt đầu ở tuổi 15 - 30 và tiến triển trong nhiều tuần, nhiều tháng, hầu hết tiến triển mạn tính nếu không được điều trị.

Điều trị

Dùng thuốc kích thích vào buổi sáng như amphetamin. Nhưng hiện nay thuốc này bị cấm vì bị coi là ma túy. Có thể khuyên bệnh nhân uống nước chè, cà phê để hạn chế cảm giác buồn ngủ. Có thể thay bằng thuốc chống trầm cảm loại ức chế chọn lọc thụ cảm thể serotonin (SSRI) như fluoxetin, sertralin..., tuy nhiên hiệu quả của thuốc không cao.

Ms Hạnh- ban theo y/c KH
Ms Hạnh- ban theo y/c KH
Trả lời 13 năm trước

Việc sử dụng thuốc an thần gây ngủ chỉ là biện pháp tạm thời vì chỉ điều trị được triệu chứng mà không điều trị được nguyên nhân. Hơn nữa, thuốc an thần có rất nhiều tác dụng phụ, gây lệ thuộc vào thuốc nên khi ngưng không sử dụng tình trạng mất ngủ sẽ nặng thêm.

Xin giới thiệu một hướng điều trị bệnh mất ngủ hoàn toàn mới. Sản phẩm BoniHappy không phải thuốc an thần mà điều trịkhỏi hoàn toàn tình trạng mất ngủ. Vì vậy, sau một đợt điều trị,bệnh nhân ngủ ngon thì ngưng không sử dụng nữa vẫn duy trì được tác dụng. Hơn nữa, BoniHappy không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, giúp nâng cao sức khoẻ. Sản phẩm đã điều trị khỏicho những người mất ngủ lâu năm và sử dụng nhiều thuốc an thần mạnh như: Amitriptylin, Seduxen, Revotril...Bạn có thể xem thêm thông tin của bệnh nhân được nhiều báo( Thanh Niên, Khoa học đời sống, Hạnh phúc gia đình...)đưa tin. Chúc mẹ bạn sẽ sớm điều trị được bệnh mất ngủ.

dovanbinh
dovanbinh
Trả lời 11 năm trước

sử dụng amitritylin có gây nghiện không? tôi đã dùng nó khoản 10 năm

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 5 năm trước

bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng không mong muốn, đảm bảo thuốc giúp ổn định giấc ngủ.

Bông Kẹo
Bông Kẹo
Trả lời 5 năm trước

thuốc này có tác dụng giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn tuy nhiên bạn tránh phụ thuộc vào thuốc quá nhiều, nếu không thì khi không uống thuốc nữa bạn sẽ bị mất ngủ trở lại

Hoa Dạ
Hoa Dạ
Trả lời 4 năm trước

Việc sử dụng thuốc an thần gây ngủ chỉ là biện pháp tạm thời vì chỉ điều trị được triệu chứng mà không điều trị được nguyên nhân. Hơn nữa, thuốc an thần có rất nhiều tác dụng phụ, gây lệ thuộc vào thuốc nên khi ngưng không sử dụng tình trạng mất ngủ sẽ nặng thêm.