Trầm cảm có chữa được không?

Cháu bị bệnh trầm cảm đã 3 năm nay, đi khám thì bác sĩ nói bị suy nhược thần kinh, nên điều trị mãi không khỏi. Bác sĩ có thể tư vấn cho cháu được không?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần gồm nhiều triệu chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra chung quanh hoặc đối với bản thân mình. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới chung quanh dường như lúc nào cũng u ám. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sụt cân hay tăng cân do thay đổi cảm giác ngon miệng; mất ngủ hay ngủ quá nhiều; bồn chồn, dễ tức giận; thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm; khó khăn khi muốn suy nghĩ, muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó; thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử. Rối loạn này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thường gặp nhất là ở lứa tuổi từ 22-44. Nữ dễ bị trầm cảm gấp đôi so với nam. Trầm cảm nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỷ lệ bệnh ổn định khá cao (70-80%). Trầm cảm không thể tự chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ mát, mà phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lý liệu pháp.
tutam154
tutam154
Trả lời 13 năm trước

Dấu hiệu nhận biết bệnh TRẦM CẢM
Nếu bạn mắc 5 trong số 9 dấu hiệu sau thì có lẽ bạn bị TRẦM CẢM rồi đó:
1. Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền.
2. Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy.
3. Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng).
4. Khó ngủ hoặc mất ngủ.
5. Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này.
6. Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày.
7. Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng).
8. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định.
9. Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ MÀ MIỄN PHÍ,bạn đọc bài viết sau nhé
http://yeutro.tk/phuong-phap-chua-benh-tram-cam-hieu-qua/

Trần Hồng
Trần Hồng
Trả lời 13 năm trước

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Triệu chứng


Rất đa dạng và phong phú như:


- Mất ngủ: Là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc (thức giấc sớm, không ngủ lại được).


Nếu bệnh nhân thức giấc sớm hơn thường lệ trên hai giờ thì coi là mất ngủ. Chẳng hạn bình thường bệnh nhân thức dậy lúc 5 giờ sáng, bây giờ bệnh nhân thức giấc lúc 2 giờ sáng mà không sao ngủ lại được. Nếu nặng sẽ gây ra mất ngủ toàn bộ.


- Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổi sáng. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập ở bệnh nhân.


- Chán ăn: Ăn mất ngon, vì vậy bệnh nhân ăn ít, từ đó dẫn đến gầy sút, bệnh nhân không muốn ăn, không có cảm giác thèm ăn. Thông thường bệnh nhân có thể sút một vài kg mỗi tháng, có những bệnh nhân khi đến khám bác sĩ tâm thần thì đã sút hơn 10 kg.


- Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí: Các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn trước đây bệnh nhân thích bóng đá thì giờ chẳng quan tâm đến bóng đá nữa.


- Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu: Nét mặt bệnh nhân luôn rầu rĩ. Bệnh nhân luôn có cảm giác buồn bã với tất cả mọi việc mà không có cách nào làm bệnh nhân vui lên được. Bệnh nhân luôn cáu gắt với mọi người vì những lý do không đâu.


- Ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Bệnh nhân chán mọi thứ, cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của bệnh nhân. Nhiều gia đình than phiền rằng bệnh nhân chán nản, muốn bỏ học không lý do, mặc dù trước đó bệnh nhân là một sinh viên rất chăm chỉ, học giỏi.


- Khó khăn khi tập trung vào một việc gì đó: như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi... Bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, do đó không thể ghi nhớ được, có bệnh nhân nói rằng đang đọc một đoạn sách mà không sao tập trung chú ý được. Do đó không thể nhớ được mình vừa đọc cái gì. Vì vậy kết quả học tập giảm sút rõ rệt, có những bệnh nhân thi trượt tất cả các môn mặc dù học kỳ trước còn là học sinh giỏi.


- Cảm giác bứt rứt, buồn nôn, lo lắng vô cớ: Bệnh nhân khó có thể ngồi yên một chỗ được một lúc. Họ luôn trong tâm trạng lo lắng vô cớ với những lý do không đâu.


- Thường xuyên có các rối loạn: như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi..., vì vậy bệnh nhân thường được đưa đi khám ở bác sĩ thần kinh (đau đầu), tim mạch (đánh trống ngực), tiêu hóa (đau bụng)... nhưng tất cả các khám xét trên đều không chỉ ra một bệnh cụ thể nào. Cũng chính vì đi khám và điều trị nhiều nơi không phải chuyên khoa tâm thần nên bệnh nhân thường đến khám bác sĩ tâm thần ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã trở thành mạn tính, vì vậy việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn.


- Bệnh nhân từng có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Chính do các triệu chứng kể trên, bệnh nhân bi quan, chán nản, muốn chết đi cho nhẹ gánh. Do vậy nhiều bệnh nhân có kế hoạch tự tử rõ ràng. Họ thường tìm cách mua thuốc gây độc. Chúng ta không được coi thường triệu chứng này vì bệnh nhân có thể chết do tự tử.


Khi có ý định hoặc hành vi tự sát, bệnh nhân cần được điều trị nội trú tại khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh thường nhận thấy con em mình mất ngủ, kém ăn, gầy sút, học hành sút kém rõ rệt, khi đó nên đưa bệnh nhân đi khám tại bác sĩ tâm thần để phát hiện và điều trị sớm trầm cảm.


Thời gian bị bệnh


Phải trên 2 tuần. Nhưng nói chung các bệnh nhân thường đã bị bệnh từ nhiều tháng, thậm chí một năm mới đến khám tại bác sĩ tâm thần.


Bệnh nhân không bị một bệnh cơ thể nào gây ra các triệu chứng trên: Nếu các triệu chứng trên là hậu quả của một bệnh cơ thể (tăng huyết áp, loét dạ dày...) thì gọi là trầm cảm do bệnh cơ thể đó. Bệnh nhân không nghiện rượu, ma túy. Nếu có nghiện rượu, ma túy cần phải được chẩn đoán phân biệt.


Điều trị


Bệnh nhân phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các biện pháp điều trị khác như đông y, châm cứu... cho kết quả không rõ ràng.


Thuốc chống trầm cảm có nhiều loại nhưng dù dùng loại gì thì thời gian điều trị tối thiểu cũng phải là 6 tháng. Nếu điều trị quá ngắn, bệnh sẽ dễ tái phát. Một số phác đồ cụ thể:


- Stablon 12,5mg x 3 viên/ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối 1 viên.


Ưu điểm: hiệu quả điều trị tốt, ít tác dụng phụ.

Nhược điểm: phải uống thuốc 3 lần/ngày.

- Effexor 50mg x 2 viên/ngày, sáng 1 viên, tối 1 viên.


Ưu điểm: chữa trầm cảm rất tốt.

Nhược điểm: có nhiều tác dụng phụ trên dạ dày - ruột (đầy bụng, buồn nôn, nôn) trong thời gian đầu dùng thuốc.

- Fluoxetine 20mg x 1 viên/ngày, uống sau bữa ăn sáng.


Ưu điểm: hiệu quả cao, dung nạp tốt.

Nhược điểm: có tác dụng phụ trên hệ dạ dày - ruột trong thời gian đầu dùng thuốc.

- Sertraline 50mg x 2 viên/ngày, uống buổi tối 2 viên.


Ưu điểm: hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ.

Nhược điểm: thuốc đắt tiền, khó mua.

- Remeron 30mg x 1viên/ngày.


Ưu điểm: an dịu mạnh, kích thích ăn uống, rất thích hợp với bệnh nhân mất ngủ và chán ăn.

Nhược điểm: thuốc đắt tiền, thận trọng với người lái xe vì gây buồn ngủ.

- Fluvoxamin 100mg x 1viên/ngày, uống buổi sáng hoặc buổi tối.


Ưu điểm: hiệu quả điều trị tốt, đặc biệt với bệnh nhân có lo âu, ám ảnh.

Nhược điểm: có tác dụng phụ trên dạ dày - ruột.

Bệnh nhân dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc điều trị.

Bạn liên hệ 19006899 để được tư vấn trực tiếp.

Hoặc soạn tin: AZH câu hỏi gửi 8785

Hai Minh
Hai Minh
Trả lời 11 năm trước

Khi bạn bị đau đầu (đông y gọi là bệnh đầu thống, máu xấu, tây y gọi chung là chứng thiểu năng tuần hoàn máu não, thiếu máu não, đau đầu do rối loạn vận mạch, rối loạn tiền đình, trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, Migraine...) bệnh tuy không gây tử vong ngay nhưng nó làm cho bạn rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh buồnbực, nhìn cuộc đời bi quan chán nản, người mắc bệnh này hay cáu gắt vô cớ gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với mọi người, cơn đau rất khó chia sẻ… (chỉ thày thuốc và người bệnh mới hiểu kỹ bệnh này), đôi khi còn bị hiểu lầm là đau giả vờ...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu:Thời tiết thay đổi thất thường tác động vào sự quá nhạy cảm của mạch máu, môi trường ô nhiễm, tiếng ồn, thực phẩm nhiễm hóa chất gây xơ vữa mạch, do di truyền (chiếm tỷ lệ nhiều) do sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hệ thống mạch máu não hình thành các mảng bám gây hẹp, có nhiều nếp gấp biến dạng, máu lưu thông chậm tạo các cục huyết khối lắng cặn gây tắc mạch máu não,do trầm cảm, căng thẳng thường xuyên sự tuần hoàn máu cơ thể kém, do phải tập trung cao độ làm việc lượng oxy theo máu không cung cấp đủ cho não; Bình thường có khoảng 0,7 lít máu chảy qua não trong 01 phút (50ml / 100g não / 01phút ; Não cần 25% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể, trọng lượng não trung bình 1400g, khi máu được cung cấp dưới mức 40 ml / 100g não - thì tổ chức não bắt đầu ức chế gây đau) do thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu lên não, do áp lực cuộc sống dẫn đến stress...
Khi bạn và người thân đau đầu, thường hay kèm theo các triệu chứng như: Hoa mắt, nhức mắt, giảm thị lực, hay ngáp, hắt xì, buồn nôn, da xanh nám, tóc gẫy rụng nhiều, kinh nguyệt không đều - đau bụng kinh ở nữ giới, yếu sinh lý ở nam giới, tiểu đêm, nước tiểu vàng, chân tay lạnh, tê nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, chóng mặt, say tàu xe, huyết áp thấp và tụt huyết áp, khó ngủ, ngủ hay mơ, giảm trí nhớ, đau nặng đầu dữ dội, bệnh nhân đau đớn hoảng loạn... Bệnh hay biến chứng thêm sang viêm xoang, ù tai, viêm mũi - họng, bệnh về dạ dày tiêu hóa; Cơn đau tái phát theo chu kỳ có thể hàng năm, hàng tháng, khi cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2-3 ngày liên tục thì bệnh đã vào thời kỳ mãn tính, bệnh nhân thường hay chịu đựng đau đớn một mình làm cho bệnh càng nặng thêm, tình trạng bệnh kéo dài các tế bào não không được cung cấp đủ oxyvà chất dinh dưỡng cần thiết sẽ teo lại gây ra bệnh trầm cảm, nhũn não, các nút tắc lâu ngày đông cứng lại thành các khối u tạinão hoặc các cơquan có mạch hẹp khác, gâybiến chứng như liệtthần kinh khó hồi phục. Khi có nhiều nút tắc áp lực máu sẽ dồn nén các mạch còn lại...làm tăng huyết áp, gây tổn thương các cơ quan như: Mắt cận, giảm thị lực, hở van tim, tim hồi hộp đập nhanh, run chân tay, đổ nhiều mồ hôi, thận yếu…; Tiêu hóa kém gây biếng ăn dẫn tới thiếu máu, máu xấu… - Từ đó vòng luẩn quẩn dẫn tới bệnh càng nặng thêm...quá trình dùng nhiều loại thuốc gây tái phát nhiều lần (không chữa cái gốc của bệnh) đẩy người bệnh đến bi quan, mất niềm tin khi chữa bệnh, không lối thoát…; Bệnh không phân biệt tuổi, giới tính, bệnh này nữ nhiều hơn nam, bệnh này chiếm khoảng 10% dân số, người lao động trí óc, ít vận động, kén ăn, dinh dưỡng kém, suy nhược cơ thể, khó tính, trầm cảm thường xuyên bệnh nặng hơn.

Người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống – suy nghĩ tích cực hơn, đơn giản hóa cuộc sống không cầu toàn, sống hòa đồng, làm việc ăn ngủ điều độ, năng tập thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi làm việc một tư thế quá lâu, tập dưỡng sinh làm lưu thông kinh lạc, khí huyết rất tốt cho cơ thể, hạn chế cáu gắt, hạn chế thức uống có cồn, thuốc lá, tăng rau xanh giảm mỡ, cần bổ sung các vi chất nhưmagie, kẽm, sắt, vitaminK, B6... (có nhiều trong thức ăn dạng hạt như : hạt điều, hạt dẻ, hạt bí, các hạt họ đậu...) Khi đau cần nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng động rung lắc mạnh, xoa bóp mát xa nhẹ vùng đầu cũng làm cơn đau giảm, dùng gối đầu thấp để máu về não dễ dàng hơn; Không cố tăng liều lượng thuốc giảm đau như paracetamol… khi thấy thuốc giảm hiệu lực, các gốc thuốc này rất hại gan, thận, dạ dày... thuốc này chỉ giảm đau cắt cơn được thời gian ngắn - Bệnh này tây y chưa có thuốc đặc trị.
(nếu có điều kiện nên đi chụp CT hoặc MRI để kiểm tra mức độ biến chuyển của bệnh)
Căn nguyên chính là do máu xấu, các mảng bám làm mạch máu hẹp dần, do máu đặc keo lại (thường do chế độ ăn uống không cân bằng dưỡng chất)lượng máu do tim bơm lên não bị thiếu, hoặc do mạch máu có xu hướng viêm tắc nghẽn gây đau …. ; ĐAU ĐẦU CHỈ LÀ BIỂU HIỆN RÕ NÉT VÀ KHÓ CHỊU NHẤT TRONG HÀNG LOẠT TRIỆU CHỨNG NGƯỜI BỆNH MẮC PHẢI - Đừng ngại vui lòng gọi số điện thoại nóng:0983.79.1900 (từ 06 sáng đến 22 giờ đêm tất cả các ngày trong tuần) gặp A .Hậu sẽ được tư vấn miễn phí - hướng dẫn phòng bệnh, nhận điều trị tận gốc, dùng uống một đợt là khỏi.
Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị - Dùng thuốc nam với bài THUỐC GIA TRUYỀN do chính chủ nhânthu hái trong rừng về chế biến thành dạng TRÀ THẢO MỘC (uống như nước trà - thay nước vẫn uống hàng ngày) đun sôi sau vài phút là dùng được, dễ uống, thuốc nam hoàn toàn, chỉ phơi khô chế biến, không chất bảoquản,không tác dụng phụ.
Trà thuốc sẽ làm máu lưu thông tốt hơn, phục hồi trí nhớ, mài mòn làm tan các nút tắc nghẽn, khơi thông mạch máu toàn cơ thể, cung cấp đủ máu tới mọi nơi cho não, cảm giác đau sẽ hết (KHÔNG TÁI PHÁT TRỞ LẠI - Chữa tận gốc chứng bệnh - Đó là đặc tính quan trọng nhất của bài thuốc) Ngườibình thường có thể dùng hàng ngày như dạng trà thuốc phòng ngừa bệnh, cải thiện trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ máu - cân bằng công thức máu, tăng tuần hoàn, thông kinh lạc, giảm đau nhức mỏi ...

Trà thuốc uống hàng ngày trong thời gian từ9 đến15 ngày nếu ở xa sẽ chuyển theo đường bưu điện (luôn chuyển phát nhanh )bình thường gửi trà từ Bà rịa Vũng tàu tới Hà Nội mất khoảng 48 giờ, giá 200.000đ/01 liều uống (thanh toán sau khi nhận trà thuốc, sẽ kèm theo hướng dẫn chi tiết cách dùng). A. Hậu - TRÀ THUỐC GIA TRUYỀN; Địa chỉ : Ấp 4, xã Bàu lâm, huyện Xuyên mộc, Bà rịa vũng tàu; Email:trathuocgiatruyen@yahoo.com.vn

Ngoài bệnh đau đầu, nếu có các bệnh khác gọi để được tư vấn chữa trị.

Xin cảm ơn đã dành thời gian đọcchỉ dẫn này - Có thể bạn không có bệnh đau đầu, máu xấu nhưng hãy lưu số điện thoại nóng 0983.79.1900 có đôi lúc quý vị cần giới thiệu cho người thân (chưa có điều kiện tiếp cận thông tin )đang phải âm thầm chịu đau đớn vì căn bệnh này.