Chất phóng xạ hạt nhân nguy hiểm như thế nào?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chất phóng xạ với môi sinh và thực phẩm

Từ những thập niên 1950 - 1960, việc thải chất plutonium ra môi trường đã trở thành một vấn đề đáng báo động. Vùng Sellafield (vương quốc Anh) là nơi sản xuất ra plutonium cho việc chế tạo các đầu đạn hạt nhân. Hậu quả là chất phóng xạ gia tăng trong môi trường sống, tác hại đến sức khỏe và tính mạng của con người. Tại một ngôi làng nhỏ ở Seascale, cách Sellafield 2km về phía Nam, số trẻ em bị bệnh bạch cầu tăng gấp 7 lần so với những nơi khác. Tình trạng tương tự xảy ra tại nhiều nơi trên đất nước Ireland, buộc Chính phủ nước này phải lên tiếng cáo buộc chính quyền vương quốc Anh đã làm ô nhiễm phóng xạ trên vùng duyên hải của họ. Chính phủ Anh cho biết, họ đã chi ra 2 tỷ bảng Anh trong 15 năm để xử lý chất thải hạt nhân. Theo những số liệu được công bố gần đây, tại vùng biển Ireland, mật độ chất phóng xạ quanh nhà máy Sellafield vẫn còn ở mức cao.

Hiện tượng nhiễm xạ cao của môi trường dẫn đến tình trạng nhiều loại thực phẩm do con người sử dụng hàng ngày cũng bị nhiễm xạ.

Thời gian gần đây, một phát hiện khoa học mới đã mang đến cho mọi người nỗi ngạc nhiên cùng sự lo lắng. Đó là phân của các loài chim biển đã tăng cường chất đồng vị phóng xạ vào thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhận định này được giới khoa học đưa ra sau khi tìm thấy hàm lượng cao chất phóng xạ trong phân chim và cây cối mọc trên một hòn đảo gần Bắc cực. Họ giải thích là các chất phóng xạ tích tụ trong đại dương qua những biến chuyển địa chất dưới đáy biển, thêm vào đó là các chất đồng vị phóng xạ do con người thải ra trong việc xử lý các cơ sở hạt nhân trên đất liền, trong đó, có chất phóng xạ từ thảm họa Chernobyl ở Ukraina vào năm 1986, đã khiến nước biển và các sinh vật biển bị nhiễm xạ và cuối cùng thì thông qua các loài chim biển, chất phóng xạ đó nhiễm vào thực phẩm, rau củ quả trên đất liền

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, bom hạt nhân giết hại dần các sinh vật bằng phóng thích những tia phóng xạ có thể gây ra bệnh ung thư và bệnh bạch cầu. Thập niên 1950, các hộp kem dưỡng da có chứa radium vắng bóng trên các kệ hàng, nhưng bù lại, các nhà sản xuất phim ảnh lại gắn cho chất phóng xạ những tác dụng phi thường khác, đó là khả năng tạo ra những quái vật khổng lồ như con thằn lằn kinh khiếp Godzilla. Nhưng đáng sợ hơn cả là phát hiện của nữ phóng viên Eileen Welsome, đăng rên tờ báo nhỏ Albuquerque Tribune về một trong những bí mật lớn nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đó là việc chính phủ Mỹ sử dụng hàng ngàn người làm vật thí nghiệm cho chất bức xạ hạt nhân. Họ được gọi là những “con bọ người”. Trong số này có 18 người Mỹ đã bị tiêm thẳng chất plutonium vào mạch máu, 73 trẻ em tàn tật tại một trường học ở Massachusetts được nuôi bằng cháo yến mạch có pha chất đồng vị phóng xạ. Còn tại một bệnh viện ở Tennessee, 829 phụ nữ có thai được cho sử dụng một thứ “cocktail vitamin” chứa chất sắt có phóng xạ. Đó là chưa kể đến những cuộc thử nghiệm bức xạ hạt nhân trên con người được giấu kín từ thời chương trình hạt nhân còn đang được triển khai trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).

Năm 1902, những kết quả nghiên cứu đầu tiên về công dụng y học của chất phóng xạ được công bố rộng rãi trên thế giới. Người ta sử dụng năng lượng của các tia bức xạ để phá hủy các tế bào không lành mạnh và điều trị một số bệnh về da. Từ đó, liệu pháp tia X ra đời và tồn tại đến ngày nay. Vào thập niên 1920, tại Viện nghiên cứu chất radium, nhiều chuyên gia về phóng xạ đã hợp tác với các bác sĩ điều trị bệnh ung thư bằng cách đốt các tế bào phát triển vô tổ chức. Trong ý nghĩ của công chúng lúc bấy giờ, radium là vạn năng. Nhân tâm lý này, một số người đã không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền bằng cách loan truyền rằng, radium phát tán ra những tia sáng xuất phát từ quyền năng của một loại suối nguồn tươi trẻ huyền bí. Có người còn đẩy ý tưởng đi xa hơn, cho rằng, chất kim loại trắng đó là hòn đá biến chì thành… vàng của những nhà giả kim và ma thuật. Từ đó, người ta thấy xuất hiện tên radium trên đủ loại bao bì hàng hóa, từ nước hoa, kem chống nhăn, cho đến thức ăn gia súc.

Đáng chú ý là một sản phẩm kem bôi da dành cho phụ nữ có tên là Tho-Radia, được giới thiệu là phát minh của bác sĩ Alfred Curie. Loại kem này ngay khi có mặt trên thị trường đã được các quý bà đua nhau sử dụng vì nó được quảng cáo là mang lại vẻ đẹp hồi xuân cho những làn da nhăn nheo, lão hóa nhờ có thành phần là chất phóng xạ. Rất may mắn cho các quý bà thời đó là đa số mỹ phẩm quảng cáo có chất radium chỉ là … hàng giả hiệu, vì chất liệu này rất khó sản xuất và rất đắt, nếu không, những chiếc mặt nạ làm đẹp đã làm cháy nám bao nhiêu gương mặt kiều diễm của quý bà.

Huyentrinh
Huyentrinh
Trả lời 13 năm trước

Nguy cơ của người dân khi tiếp xúc phóng xạ

Giả định các thanh nhiên liệu trong lò đã tan chảy hoàn toàn và giải phóng chất phóng xạ Cesium-137. Đây là nguyên tố được sinh ra trong quá trình phân rã của urani và pluton. Với thời gian bán rã lên đến 30 năm, và lại dễ xâm nhập vào môi trường, việc làm sạch nguyên tố này là khá khó khăn.

Người dân khi dẫm trên đất nhiễm xạ sẽ tiếp xúc ngoài với các tia gamma, hoặc họ sẽ nuốt phải chúng nếu ăn thực phẩm và nước nhiễm xạ. Quá trình này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Nếu tiếp xúc với cường độ lớn, người ta sẽ bị bỏng da, thậm chí có thể tử vong.

Mối nguy lớn hơn

Theo New York Times, các lò phản ứng ở Nhật giờ đây có rất ít sự chọn lựa ngoài việc định kỳ giải phóng hơi phóng xạ, trong quá trình làm mát khẩn cấp lõi lò phản ứng, và quá trình này có thể tiếp diễn trong vòng một năm hoặc lâu hơn sau khi quá trình phân rã hạt nhân ngừng lại.

Khi đó, người vận hành nhà máy buộc phản liên tiếp bơm nước biển vào trong lò, để rồi giải phóng dòng hơi nước mang phóng xạ vào khí quyển. Điều đó cũng có nghĩa là hàng nghìn người đã được sơ tán có thể sẽ không được trở về nhà trong một thời gian dài, và gió có thể mang theo hơi phóng xạ đến các thành phố nằm xa hơn chứ không chỉ là ra biển.

Một nguy cơ tiềm năng khác là một vài lò phản ứng ở Nhật (cũng như ở Pháp và Đức) sử dụng các nhiên liệu hỗn hợp, hay còn gọi là mox, trong đó chứa pluton tái chế. Nếu là loại này, thì hơi nước mà chúng giải phóng ra trong quá trình làm mát còn độc hại hơn nhiều.

Đây là trận động đất mạnh thứ 5 xảy ra trên toàn thế giới trong thế kỷ qua.

Hiện Nhật Bản có 55 lò phản ứng thuộc 18 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp 29% sản lượng điện trên toàn quốc.

roi biet
roi biet
Trả lời 13 năm trước

Ngày 12/03/2011 thông tin Nhật Bản bị rò rỉ tia phóng xạ đã làm cho khắp nơi lo ngại đến vấn đề sức khỏe và sinh hoạt. Nhận thức thật đúng đắn về tia phóng xạ sẽ giúp giảm bớt những lo lắng không đáng có.

Tia bức xạ hạt nhân (hay còn gọi là tia phóng xạ) chủ yếu có 3 loại tia là: tia α, tia β và tia γ.

Tia α có lực xuyên suốt nhỏ, chỉ cần nguồn tia bức xạ không vào trong cơ thể thì ảnh hưởng sẽ không lớn. Con đường chính để vào cơ thể là qua đường hô hấp và thức ăn và qua các vết thương.

Tia β có độ xuyên suốt nằm ở giữa tia α và γ, dễ bị lớp tế bào biểu bì da hấp thụ, gây ra tổn thương bức xạ ở các lớp mô tế bào. Vì thế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vật nhiễm phóng xạ và khi cần thiết nên áp dụng biện pháp che chắn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này.

Độ xuyên suốt của tia γ là mạnh nhất, có thể xuyên cơ thể và các vật liệu xây dựng, có tầm ảnh hưởng rộng nhất.

Nguy hại của tia phóng xạ đối với cơ thể

Tia phóng xạ có thể gây ra các triệu chứng sau: mệt mỏi, đau đầu hoa mắt, mất ngủ, da mẫn đỏ, lở loét, xuất huyết, rụng tóc, bệnh máu trắng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài... Do tế bào bạch cầu không ngừng hạ thấp, thậm chí còn tăng thêm tỉ lệ phát bệnh ung thư, các bệnh di truyền và quái thai. Nếu lượng tia phóng xạ chiếu vào trên 50ge thì có thể gây tổn thương não, người bị nhiễm sẽ tử vong trong vòng 2 ngày.

Dân văn phòng nếu bị tia bức xạ hạt nhân chiếu vào trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh bức xạ mãn tính. Nếu bị tia bức xạ chiếu vào từng vùng của cơ thể sẽ làm cho da tổn thương mãn tính, gây trở ngại cho việc tạo máu….

Trẻ em và thai nhi rất nhạy cảm đối với tia bức xạ và có thể nói là thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất. Do cơ thể trẻ đang phát triển, các tế bào có khả năng tự khôi phục và vì thế nguy cơ xuất hiện tế bào lỗi càng lớn.

Trước khi có thai nếu tiếp xúc với tia phóng xạ thì sẽ làm tăng tỉ lệ thai chết lưu. Khi các bộ phận trong cơ thể thai nhi đang hình thành mà tiếp xúc với tia phóng xạ thì có thể làm tăng tỉ lệ dị dạng, bị bệnh ung thư máu nếu chào đời và nhiều trường hợp tử vong ngay sau khi chào đời.

Biện pháp phòng chống

Chủ yếu có 3 cách:

- Hạn chế tối đa xuất hiện dưới ánh mặt trời;

- Làm tăng khoảng cách với nguồn bức xạ;

- Sử dụng các biện pháp che chắn bảo vệ bằng các vật liệu như nhôm, bê tông cốt thép và nước.