Ăn gì khi bị sâu răng?

hoang
hoang
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Thực phẩm các loại khi kẹt lại trong răng đều là "món ăn" ưa thích của vi khuẩn. Thời gian thực phẩm tồn tại ở trong răng miệng càng lâu, càng gây hại nhiều.

Cẩn thận với chất đường và ăn vặt Carbohydrat dễ lên men như các loại đường sucrose, fructose, maltose, lactose; mật ong, đường vàng, mật mía; trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp; nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Người hay dùng chất ngọt bị hỏng răng nhiều gấp 12 lần người ít dùng.

Ăn uống vặt nhiều lần trong ngày cũng làm thay đổi độ axit/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng.

Ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ làm răng bị sâu Ví dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng sẽ ít có hại hơn là lai rai số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ axit trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày.

Cần nhớ là mỗi lần một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng là độ axit trong nước bọt tăng lên cao và ăn mòn men răng.

Chất nào bảo vệ răng? Đường hóa học saccharin, aspartame, cyclamate không làm hư răng; đường xylitol, sorbitol trong rượu không lên men lại được coi như chất bảo vệ răng.

Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu.

Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng.

Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau diếp...giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi.

Thực phẩm vô hại cho răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ axit của nước bọt. Pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu Vai trò của nước bọt Nước bọt có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa cũng như bảo vệ răng.

Có ba tuyến nước bọt là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm.

Nước bọt có tính kiềm mà nhiệm vụ chính là giữ độ ẩm cho miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột.

Nước bọt có nhiều canxi và phốt pho nên trung hòa axit do vi khuẩn tạo ra. Sự nhai, ngửi hoặc nhìn thấy món ăn ngon thơm đều khiến ta chảy nước bọt. Sự tiết nước bọt giảm khi ngủ nên miệng thường khô.

Nước bọt cũng giảm trong một vài chứng bệnh hoặc do tác dụng của vài loại dược phẩm như thuốc trị kinh phong, trầm cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc có chất á phiện, các tia phóng xạ trị liệu.

Biết ăn phối hợp Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng.

Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng sẽ tốt hơn.

Chuối thường hay dính răng, dễ dẫn đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng, sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ, miệng sẽ sạch mau hơn. Sữa có nhiều canxi, phốt pho nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng, như đường.

Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng.

Thực phẩm lỏng rời miệng mau hơn món ăn đặc nên độ axit cũng thấp hơn. Một viên kẹo cứng ngậm trong miệng cho tan dần tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật nhưng kẹo cao su không đường nhai lâu làm tăng nước miếng và rửa sạch răng.

Ngô rang có nhiều chất xơ, ít carbohydrat lên men cho nên tốt cho răng. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng đủ làm cho các món này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Răng bị sâu trở lại sau khi trám có thể do kỹ thuật trám không tốt (như không lấy sạch hết các mô răng bị sâu khi trám; miếng trám không khít sát; vật liệu trám không phù hợp, …) hoặc do vệ sinh răng miệng kém nên sâu răng tiếp tục phát triển.

Khi răng bị sâu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để trám ngay. Bên cạnh đó cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng phù hợp như: chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi ngủ; hạn chế các thức ăn thức uống chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem, mứt, ...

Thân mến.

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già).

Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Thế nào là bị sâu răng?

Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Những nguyên nhân gây đau răng

Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị sâu răng như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phòng bệnh sâu răng

Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.

Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn sức khoẻ!