Đau vùng thắt lưng là bệnh gì ?

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Đau vùng thắt lưng là bệnh cực kỳ phổ biến, trên thực tế, nó phổ biến đến mức có tới 70% dân số thế giới có ít nhất một lần bị trong cuộc đời họ; nhưng phần lớn trong số này, thậm chí cả ở các nước phát triển đã tự điều trị mà không đến gặp cán bộ y tế.

Đau lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây cản trở hoạt động ở lứa tuổi dưới 45 và nó cũng là loại phổ biến nhất của đau mạn tính gặp ở các cơ sở y tế.

Tỷ lệ mắc bệnh là đáng kể bởi vì trong số người làm công phải nghỉ việc trên 6 tháng thì chỉ có 50% may mắn có thể quay trở lại làm việc và trong số người phải nghỉ việc tới 1 nǎm vì đau lưng chỉ có 25% có khả nǎng trở lại làm việc. 11% công nhân của các ngành công nghiệp phải nghỉ việc từ 1 đến 6 tháng, và 4% bị mất khả nǎng lao động vĩnh viễn.

Chi phí của nhà nước hàng nǎm cho vấn đề này rất lớn, trong số đó 1/3 là các chi phí cho y tế. Các yếu tố y tế, môi trường, xã hội đều có thể tham gia vào bệnh sinh của đau vùng thắt lưng.

Liệt kê một số yếu tố này.

- Bệnh hô hấp
- Chấn thương
- Mang thai
- Ngồi lâu
- Vị trí lệ thuộc trong một tổ chức. Công việc không thỏa mãn.
- Những công việc ngắn ngủi
- Lái xe tải hoặc ôtô
- Trẻ nhỏ
- Trầm cảm
- Lo lắng
- Uống nhiều rượu
- Hút thuốc lá và ho

Mặc dù các số liệu thống kê cho thấy mức độ nghiêm trọng và phổ biến của vấn đề này, đau vùng thắt lưng vẫn còn được hiểu biết ít ỏi và điều trị kém hiệu quả.

Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị còn rất khác nhau và đôi khi còn trái ngược nhau hoàn toàn. Đáng chú ý rằng đau vùng thắt lưng là một vấn đề y học duy nhất mà công chúng phần lớn bỏ qua chǎm sóc y học chính thống để đi tìm các triết lý và phương pháp thay thế, đó là thủ thuật tác động cột sống.

Dịch tễ học

Mặc dù chưa có một giải thích nào rõ ràng về dịch tễ học của bệnh, tính chất thời kỳ của bệnh đau lưng có vẻ như tập trung ở 2 thời kỳ với tỷ lệ cao nhất vào giữa lứa tuổi 30-50 và lứa tuổi 60 (hình 40.1). Khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không tìm thấy nguyên nhân gây tổn thương đặc hiệu. Chỉ có 6 đến 8% trường hợp tìm thấy do bị lệch đĩa đệm cột sống. Một số nghiên cứu cho thấy có tới trên một nửa số trường hợp đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng hoặc một nǎm sau. Nǎm đến 10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta không có khả nǎng xác định chính xác nguyên nhân sinh lý bệnh của đau lưng, do vậy chẩn đoán và điều trị thường là không đặc hiệu. Hơn nữa, đau đã ảnh hưởng đến tình thần của người bệnh và thường gây ra cảm giác bệnh không đỡ, đặc biệt là ở những người có tiền sử khỏe mạnh. Hậu quả sau đó là cả thầy thuốc và bệnh nhân đều trở nên thất vọng. Việc có quá nhiều cách điều trị đã cho thấy những cố gắng của thầy thuốc thường không đem lại hiệu quả trong việc xử lý vấn đề này. Cũng như vậy, việc đến nhiều thấy thuốc khám nhiều lần của bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cho thấy sự không thỏa mãn của bệnh nhân. Các thầy thuốc gia đình, thầy thuốc nội khoa, bác sĩ sản khoa, các bác sĩ phòng cấp cứu, bác sĩ chỉnh hình, các nhà thần kinh, phẫu thuật thần kinh, các nhà thao tác trị liệu, các nhà điều trị bằng nắn bóp cột sống, các nhà chữa bệnh bằng lòng tin, các nhà châm cứu, các nhà điều trị bằng xoa bóp và lý liệu pháp, tất cả đều điều trị đau vùng thắt lưng. Sự chẩn đoán và điều trị phụ thuộc rất nhiều vào thầy thuốc hoặc người điều trị đầu tiên. Thí dụ bệnh nhân đến gặp một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trước thì có nhiều khả nǎng được làm tủy đồ hoặc chụp CT scan. Một bệnh nhân đến gặp một nhà nắn bóp cột sống thì có nhiều khả nǎng sẽ được tiến hành một loạt các thao tác điều trị.

Nguyên nhân của đau vùng thắt lưng

Bảng liệt kê các nguyên nhân được xem xét khi một bệnh nhân có biểu hiện đau vùng thắt lưng. Những nguyên nhân này có thể được chia thành nguyên nhân do cấu trúc và nguyên nhân không do cấu trúc. Các nguyên nhân không do cấu trúc là các nguyên nhân không phụ thuộc vào chức nǎng của chính cột sống, như viêm khớp dạng thấp, các u ác, phình động mạch chủ. Chẩn đoán các nguyên nhân không do cấu trúc này là rất quan trọng và thường là cấp cứu.

Các nguyên nhân của đau vùng thắt lưng:

Do cấu trúc, Do nội tạng
- Bệnh thoái hóa (++)b (đĩa đệm, diện khớp)
- Xoắn vặn vùng giãn đốt sống (++)
- Hội chứng đau cơ mạc (++)
- Chứng gù vẹo cột sống
- Gãy xương (+)
- Loãng xương
- Do trượt đốt sống
- Hẹp ống sống

Do U
- Nguyên phát
- Di cǎn

Nhiễm khuẩn
- Viêm tủy xương
- Áp xe cạnh cột sống
- Áp xe ngoài màng cứng
- Viêm màng tim nhiễm khuẩn

Viêm
- Viêm cột sống dính khớp (+)
- Viêm khớp dạng thấp (+)
- Bệnh Paget
- Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh lạc màng trong tử cung
PID (+)
Bệnh thận
Phình động mạch chủ
Viêm tủy
Viêm túi mật (+)
Loét ống tiêu hóa
Hoại tử xương
(Theo Deyo RA: chẩn đoán sớm đau vùng thắt lưng J Gentern Med 1: 328-338, 1986.
Chú giải: (+) Nguyên nhân hay gặp gây đau vùng thắt lưng
(++) nguyên nhân rất hay gặp gây đau vùng thắt lưng.)

Đại đa số các bệnh nhân đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cấu trúc đã phản ánh tình trạng sinh lý và cấu trúc giải phẫu tại chỗ của cột sống. Các nguyên nhân do cấu trúc của đau vùng thắt lưng là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi do có một số trạng thái tại chỗ có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Hơn nữa những tình trạng này thường cùng tồn tại bởi vì chúng liên quan với nhau một cách cơ học. Ví dụ, sự nối các đốt sống được thông qua ba khớp riêng biệt: hai khớp có diện phía sau và đĩa đệm ở phía trước. Hệ thống ba khớp này được gọi là phần chuyển động .
Phần chuyển động trung gian: Hai đốt sống khớp với nhau nhờ một đĩa đệm và hai diện khớp.

Sự căng xoắn vặn quá sức của một trong các phần của bộ phận chuyển động này có thể sẽ gây ra một vết rách ở vòng xơ của (ra đệm và trật bao của một hoặc cả hai khớp diện, cùng với tổn thương của một số giây chằng và cơ nối hai đốt sống. Bất kỳ tổn thương nào trong số tổn thương này đều có thể gây đau tương tự.

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau vùng thắt lưng là do các tổn thương của phần mềm như cơ và dây chằng, các tổn thương này có thể là hậu quả trực tiếp của chấn thương (ví dụ như ngã trên bǎng) hoặc là do vặn hoặc cúi. Trong trường hợp cúi, có một giả thuyết cho là do mỏm khớp giữa hai đốt sống bị trượt ra ngoài giới hạn, làm tổn thương bao khớp và các phần mềm xung quanh. Một giả thuyết cho là do các dây chằng của khớp cùng-chậu có thể bị cǎng giãn quá mức trong các động tác nâng hoặc đẩy. Nhiều tổn thương phần mềm thường kèm theo co thắt các cơ tại chỗ và mô viêm. "Hội chứng đau cơ mạc" này được nhận ra bởi những chỗ sưng mềm, dễ di động ở vùng thắt lưng. Các yếu tố phổ biến thúc đẩy các tổn thương phần mềm là sự xoắn vặn, đè nén ở lưng do động tác nâng. Tuy nhiên, tư thế ngồi cũng thậm chí có thể có ý nghĩa hơn vì ở tư thế này, áp lực cao nhất tác động lên đĩa đệm cột sống, do đó làm cho chúng có khả nǎng bị dần dần tổn thương. Về mặt lâm sàng các tổn thương đĩa đệm nhẹ thường khó phân biệt với các tổn thương cấu trúc khác. Những tổn thương đĩa đệm nặng khi có đau lan xuống một hoặc hai chân thì thường kèm theo các rối loạn về cảm giác hoặc vận động.

Cuối cùng viêm xương khớp của gai thắt lưng cũng là một nguyên nhân phổ biến của đau lưng, gây tổn thương đĩa đệm, sự bất ổn định cơ học và sự hình thành các gai xương. Viêm xương khớp là nguyên nhân chung nhất của đau lưng ở người lớn tuổi.

Kiểu đau:

Đau có cảm giác giật gợi ý một bệnh lý viêm
Đau sâu và lan tỏa gợi ý đau lan.
Đau bề mặt và cố định gợi ý do nguyên nhân cǎng giãn cơ quá mức.
Đau sâu và cảm giác buồn bực gợi ý một bệnh lý ác tính hoặc bệnh Paget.
Đau chói, như bị vật đâm, gợi ý do chèn ép rễ thần kinh.

Đau vùng hông (đau thần kinh tọa)

Là đau lưng có lan xuống mông và gây ra cảm giác đau nhói mặt sau đùi và mặt sau bên cẳng chân cho tới mắt cá chân một bên. Đau thần kinh tọa được cho là do trật đĩa đệm, tuy nhiên bệnh lý của đĩa đệm chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Các nguyên nhân khác gây ra đau thần kinh tọa gồm có hẹp ống sống, bệnh lý thần kinh do kẹt, hẹp ở bên, viêm dây thần kinh bịt, hội chứng quả lê, hội chứng túi sau, những chấn thương trực tiếp, viêm dây thần kinh tọa, viêm túi thanh mạc, ụ ngồi mông và viêm xương khớp.

Ở hầu hết các bệnh nhân trẻ cho tới 50 tuổi bị đau lưng lần đầu không cần làm xét nghiệm thêm (xét nghiệm máu hoặc X-quang), vì xác suất một bệnh trầm trọng là rất nhỏ.

Nguyễn Văn Bé
Nguyễn Văn Bé
Trả lời 13 năm trước

Nếu trước đó bạn cúi xuống làm một việc gì đó quá sức hoặcở một tư thế không cân bằngthì khả năng bạn bị giãn dây chằng, nếu vậychỉ cần châm cứu là khỏi. Tốt nhất bạn nên đến BV khám, không nên chủ quan bạn ạ. Ngày xưa tôi cũng bị như bạn không đi chữa sớm thế là để càng ngày càng đau, mất gần hai tháng trời chẳng làm được việc gì cả, về sau có người bảo tôi đi châm cứu chỉ một tuần sau là khỏi hẳn.

ha
ha
Trả lời 11 năm trước

Đau vùng thắt lưng, dù có hay không lan xuống chân đều bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể phát sinh từ các cấu trúc tại cột sống như xương, đĩa đệm, khớp, dây chằng, thần kinh. Bên cạnh đó đây cũng có thể là biều hiện của một bệnh lý toàn thân như viêm đa khớp, viêm đa dây thần kinh.

Để chẩn đoán, bác sĩ cần phải khám kỹ lưỡng, tìm ra các nguyên nhân nghi ngờ và làm các xét nghiệm xác định. Thông thường bệnh nhân được chụp X-quang, xét nghiệm máu, chụp CT Scan, MRI, đo điện cơ đồ, độ loãng xương.

Một số trường hợp khó, nếu các xét nghiệm trên chưa xác định được chẩn đoán, các bác sĩ triển khai những thủ thuật phong bế thần kinh chẩn đoán, tiêm thuốc tê dưới sự hướng dẫn của X-quang vào các cấu trúc nghi ngờ là nguyên nhân gây đau để xác định bệnh