Cách sử dụng Senduxen 5mg

Các bác cho cháu hỏi mấy câu như thế này: - Senduxen 5mg dùng với liều lượng như thế nào thì hợp lý? - có cần dùng cách ngày không hay là có thể dùng liên tục đươc? - Dùng trong bao lâu thì có thể gây nhờn thuốc? - Với liều lượng như thế nào thì có thể nguy hiểm đến tính mạng? - Khi dùng quá liều thì dấu hiệu,biểu hiện bên ngoài là như thế nào để có thể nhận biết được? - Ngoài loại này còn loại nào có thể giúp cho viêc dễ ngủ hay không? Cháu xin chân thành cảm ơn!
emty
emty
Trả lời 16 năm trước
Seduxen 5mg mới đúng chứ bạn nhỉ [:-/] SEDUXEN viên nén 5 mg : vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ. Diazepam 5 mg [b]DƯỢC LỰC[/b] Diazepam có tác dụng giúp làm thuận lợi tác dụng gây ức chế của GABA, trước hết là ở vùng chất cấu tạo dưới vỏ não. Tác dụng giải lo của diazepam khác với barbiturate và ethanol, vì nó không tạo ra sự ức chế toàn thể hệ thần kinh. Nó cũng có tác dụng làm giãn cơ và chống động kinh, và không gây ra những tác dụng không mong muốn ngoại tháp. [b]DƯỢC ĐỘNG HỌC[/b] Sau khi được hấp thụ nhanh, diazepam liên kết mạnh với protein huyết tương. Những chất chuyển hóa chính của nó là N-desmethyldiazepam, oxazepam. Trong huyết tương, nồng độ của diazepam giảm theo hai pha : pha phân phối nhanh đầu tiên kéo dài khoảng 1 giờ, tiếp theo là pha thải trừ kéo dài 24-48 giờ, thậm chí còn lâu hơn nếu tính đến cả những chất chuyển hóa. Ngoài sự bài tiết vào nước tiểu, thuốc cũng qua vòng tuần hoàn gan ruột. Ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bệnh suy gan thận thời gian bán thải có thể tăng gấp nhiều lần. [b]CHỈ ĐỊNH[/b] Viên nén : Điều trị bổ sung các bệnh liên quan đến chứng lo âu (bệnh thần kinh). Điều trị stress thoáng qua sau chấn thương tâm lý, tình trạng bồn chồn, những triệu chứng thần kinh thực vật (đổ mồ hôi, run, hồi hộp...). Điều trị hỗ trợ các chứng rối loạn tâm thần có nguồn gốc thực thể. Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch chậm : Dùng diazepam trước khi can thiệp điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật (nội soi, khử rung tim, đặt ống thông tim, tiểu phẫu, tái định vị sai khớp và gẫy xương, sinh thiết, thay băng khi bị bỏng...) để giảm kích động hay các phản ứng stress cấp tính, dẫn mê hoặc bổ sung thuốc gây mê. Trong khoa tâm thần : để điều trị các trạng thái kích thích, bồn chồn, hoảng sợ có nguồn gốc từ trạng thái kích động ; mê sảng rượu cấp. Điều trị cấp tính cho các hội chứng co giật, như động kinh cơn lớn, động kinh cơn bé, động kinh liên tục và các tình trạng co giật khác (uốn ván, kinh giật). Chỉ định chung cho cả đường tiêm và đường uống : Trong trường hợp chấn thương tại chỗ (tổn thương, viêm) dùng điều trị hỗ trợ để giảm co thắt cơ phản xạ. Trong những chấn thương nội thần kinh trên gai và cột sống dùng diazepam để đối kháng tình trạng co thắt như co thắt nguồn gốc não, bệnh bại liệt trẻ em, chứng liệt hai chi dưới, rối loạn vận động có đặc tính tăng vận động, hội chứng Stiff-man. Trong trường hợp cai rượu cấp - đã vượt qua chứng nghiện rượu - việc dùng thuốc phải được quyết định dựa trên từng trường hợp. [b]CHỐNG CHỈ ĐỊNH[/b] - Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với những dẫn xuất benzodiazepine khác. - Nhược cơ năng. Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp và bệnh tăng nhãn áp cấp thì phải chống chỉ định dùng thuốc này, nhưng diazepam có thể được dùng cho những bệnh nhân có bệnh tăng nhãn áp góc mở đã dùng liệu pháp điều trị thích hợp. - Bệnh tăng CO2 huyết mạn tính và trầm trọng. - 3 tháng đầu của thai kỳ. Thời kỳ cho con bú. Chống chỉ định tương đối : - Dùng với sự thận trọng cao trong trường hợp ngừng thở gây ngủ, suy tim-hô hấp (điều này đặc biệt có giá trị đối với thuốc tiêm). - 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. [b]CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG[/b] Tiêm bắp nên tiêm sâu vào trong cơ. Tiêm tĩnh mạch chỉ nên tiêm chậm, tốc độ 0,5 ml/30 giây. Tiêm nhanh có thể gây ngừng thở. Thiết bị hồi sức nên có sẵn. Ngoài ra, nên tránh tiêm vào những tĩnh mạch nhỏ, tránh tiêm ra ngoài mạch hoặc trong động mạch. Thuốc tiêm Seduxen không nên dùng chung ống tiêm với bất kỳ chế phẩm nào khác, vì có nguy cơ kết tủa. Nếu cần, thuốc tiêm Seduxen nên được hòa với dung dịch dịch truyền glucose 5% theo cách sau : - Không quá 5 ống tiêm Seduxen (10 ml) nên hòa với 500 ml dịch truyền glucose 5%, hoặc - Không quá 1 ống tiêm Seduxen (2 ml) nên hòa với 100 ml dịch truyền glucose 5%. - Dung dịch này nên được pha ngay trước khi dùng. - Chỉ truyền dịch nhỏ giọt dung dịch mới pha. Thứ tự pha loãng không nên thay đổi, thuốc tiêm Seduxen phải luôn luôn pha vào dịch truyền glucose 5%. Trong trường hợp suy hô hấp, ngừng thở gây ngủ và hôn mê, việc sử dụng thuốc này nên được cân nhắc kỹ càng, do nguy cơ trụy hô hấp. Liều lượng nên được xác định với sự thận trọng tối đa trong trường hợp người bệnh suy chức năng thận và gan, có suy phổi mạn, người già và suy nhược, nhũ nhi và trẻ em. Nếu trầm cảm nặng và nghi ngờ có trầm cảm tiềm ẩn, thì người bệnh chỉ có thể được điều trị với sự chú ý cao độ, vì sự nguy hiểm của khuynh hướng tự vẫn tăng mạnh. Việc dùng thuốc lâu và kéo dài có thể dẫn đến sự lệ thuộc thuốc. Trường hợp ngừng thuốc đột ngột sau khi điều trị lâu dài, thì triệu chứng cai thuốc có thể xảy ra. Với trẻ dưới 6 tuổi, không nên dùng các dạng an thần, trừ những chỉ định bắt buộc. Trường hợp nhạy cảm với lactose, nên tính mỗi viên Seduxen chứa 120 mg lactose. Điều trị thời gian dài, nên kiểm tra định kỳ chức năng gan và công thức máu. Trường hợp nhũ nhi dưới 6 tháng : Nên tính đến sự chuyển hóa thuốc chưa phát triển, không nên dùng viên nén này. Đối với trẻ sơ sinh dưới 30 ngày, sự an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc tiêm chưa được chứng minh. Lái xe và vận hành máy móc : Trong pha đầu dùng Seduxen, cấm lái xe hoặc làm các công việc nguy hiểm 12-24 giờ sau khi dùng thuốc. Sau đó mức độ hạn chế nên được xác định theo từng cá thể. Thời gian thải trừ kéo dài, đặc biệt ở người cao tuổi và những bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, nên được cân nhắc. Trong giai đoạn điều trị và do tác dụng của thuốc, cấm uống các loại đồ uống có cồn. [b]LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ[/b] Lúc có thai : Đối với người mang thai, dựa trên những kết quả thực nghiệm, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, benzodiazepin làm tăng nguy cơ xuất hiện dị dạng, vì thế cấm dùng Seduxen trong thời kỳ này. Dùng thuốc trong những tháng tiếp theo của thai kỳ, có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, vì vậy thầy thuốc nên cân nhắc việc dùng thuốc theo từng cá thể, cân nhắc kỹ giữa lợi và hại. Lúc nuôi con bú : Trong thời kỳ cho con bú, không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ. [b]TƯƠNG TÁC THUỐC[/b] Các thuốc chống co giật hoặc hướng tâm thần khác có thể làm tăng tác dụng của Seduxen (thuốc ngủ, barbiturat, phenothiazine, thuốc giảm đau, thuốc ức chế MAO, và các thuốc chống trầm cảm, rượu). Những thuốc có tác dụng gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc, trong đó có thuốc chống động kinh (như carbamazepin, phenytoin) có thể làm tăng thải trừ Seduxen. Dùng cimetidine hoặc omeprazol một thời gian dài làm giảm sự thanh thải của Seduxen. Dùng chung với những thuốc giãn cơ khác, tác dụng của Seduxen không thể đoán trước được, có thể gặp nguy cơ ngừng thở. [b]TÁC DỤNG NGOẠI Ý[/b] Tác dụng ngoại ý thường xuyên nhất như mệt mỏi, buồn ngủ, yếu cơ phụ thuộc liều. Trong phần lớn các trường hợp, những triệu chứng này tự biến mất sau một vài ngày hoặc có thể tránh được bằng cách giảm liều. Các phản ứng bất lợi hiếm, như mất điều hòa, lú lẫn, choáng váng, nhức đầu, run sợ, thay đổi tính khí, rối loạn thị giác, phát ban, xuất hiện các rối loạn thần kinh thực vật, táo bón, loạn vận ngôn, giảm huyết áp, không kiềm chế được nước tiểu, bí tiểu, buồn nôn, khô miệng hoặc tăng tiết nước bọt, ngoại ban, run rẩy, thay đổi dục năng, nhịp tim chậm, rối loạn thích nghi. Rất hiếm khi xuất hiện sự tăng chứng vàng da cũng như các trị số transaminase và phosphatase kiềm. Sau khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể làm tăng huyết khối tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, kích ứng tại chỗ, sưng hoặc những phản ứng mạch ít hơn có thể xuất hiện. Trường hợp tiêm bắp, có thể xuất hiện đau tại chỗ, hiếm khi kèm ban đỏ. Chủ yếu sau khi tiêm tĩnh mạch, xuất hiện trụy hô hấp, chứng quên về trước. Tăng hưng phấn và lo âu, ảo giác, mất ngủ, tăng trương lực cơ có thể xuất hiện như những phản ứng nghịch thường. Trong những trường hợp này, nên ngừng dùng thuốc. Trong tài liệu, chứng vàng da ứ mật và giảm bạch cầu trung tính cũng được đề cập đến. [b]Lệ thuộc thuốc :[/b] Benzodiazepine có thể gây lệ thuộc thuốc - đặc biệt trường hợp dùng thuốc dài ngày, liều cao ở những người bệnh đã có khuynh hướng đó. Trong những trường hợp ít trầm trọng hơn, những triệu chứng bỏ thuốc là run rẩy, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, sợ hãi, nhức đầu và giảm khả năng tập trung. Đổ mồ hôi, co thắt bụng và cơ, rối loạn cảm giác, mê sảng và co giật do não cũng hiếm khi xuất hiện. Chú ý : để làm giảm nguy cơ lệ thuộc thuốc, nên dùng Seduxen trên cơ sở xem xét thận trọng từng chỉ định và tốt hơn là chỉ dùng trong thời gian ngắn. Để tránh triệu chứng cai thuốc, nên kết thúc điều trị bằng cách giảm liều từ từ. [b]LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG[/b] Nên cân nhắc theo từng cá thể, tình trạng đáp ứng lâm sàng, vì vậy ở đây chỉ có thể đưa ra những hướng dẫn. Nên bắt đầu điều trị với liều thấp và tăng liều dần dần đến liều thấp nhất có hiệu lực. [b] Thuốc tiêm :[/b] Trường hợp dùng đường tiêm tĩnh mạch, cần tiêm chậm (tối đa 0,5 ml/30 giây) vì tiêm nhanh có thể gây ngừng thở (xin đọc phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng). Trong trường hợp bồn chồn do tâm thần vận động, lo lắng cấp tính : Đối với người lớn từ 10-20 mg tiêm bắp, trong những trường hợp trầm trọng thì tiêm tĩnh mạch (trong những trường hợp đặc biệt, liều có thể được tăng đến 30 mg cho tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), tiếp tục điều trị 10 mg mỗi lần, dùng 3-4 lần/24 giờ. Trong trường hợp động kinh liên tục và các cơn động kinh tái phát : Liều khởi đầu 10-30 mg tiêm tĩnh mạch đối với người lớn, 2-10 mg đối với trẻ em, có thể được lặp lại sau 1/2-1 giờ, sau đó cứ mỗi 4 giờ thì lại lặp lại. Liều hàng ngày đối với người lớn không nên vượt quá 80-100 mg. Khi các cơn động kinh ngừng hoặc giảm, có thể tiếp tục điều trị với đường tiêm bắp từng 4-6 giờ (đối với người lớn 10 mg, trẻ em 5 mg) và dùng trong một vài ngày nếu cần thiết. Để phòng tránh các cơn động kinh mới, tiêm bắp 10 mg (trẻ em, 5 mg). Trong trường hợp cai rượu cấp, mê sảng rượu cấp, ảo giác : Để làm giảm các triệu chứng, không nên dùng liều cao hơn 10 mg tiêm bắp, có thể lặp lại 3-4 lần/ 24 giờ. Liều khởi đầu có thể tiêm tĩnh mạch chậm, nếu cần thiết. Chuẩn bị phẫu thuật và khử rung tim : Liều thấp hơn 10 mg tiêm bắp, 30 phút trước khi can thiệp phẫu thuật. Điều trị co thắt, cứng cơ và hội chứng Stiff-man : Liều thấp hơn 10 mg tiêm bắp hoặc khởi đầu với liều tiêm tĩnh mạch, có thể lặp lại 3-4 lần/ 24 giờ, nếu cần. Điều trị uốn ván có thể phải dùng liều cao hơn. [b]Người cao tuổi và bệnh nhân suy nhược :[/b] Sự bài tiết Seduxen ở các đối tượng này có thể dài hơn một cách đáng kể, thậm chí gấp đến 3-4 lần. Điều trị những bệnh nhân này, nên bắt đầu với liều thấp, không vượt quá 1/2 liều bình thường, tức là 2-5 mg. [b]Trường hợp suy chức năng gan :[/b] Dựa trên sự cân nhắc tương tự - nên dùng liều rất thận trọng. [b]Trẻ em :[/b] Trong chỉ định cho trẻ em, liều lượng nên được xác định theo từng cá thể trong từng phạm vi chỉ định, theo tuổi, giai đoạn phát triển, trạng thái chung và phản ứng lâm sàng. Ở trẻ em nên tiêm thật chậm (hơn 3 phút) với liều thấp hơn 0,25 mg/kg thể trọng. Liều đơn này có thể được lặp lại sau 2-4 giờ. Chỉ dùng hơn 3 liều đơn/24 giờ trong trường hợp uốn ván và động kinh liên tục. Trong hội chứng co giật, có thể dùng 0,2 - 0,3 mg/kg thể trọng hoặc 1 mg/tuổi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Trong những chỉ định khác, có thể dùng 0,2 mg/kg thể trọng. [b]Thuốc uống : [/b] Việc chia liều hàng ngày thành 2-4 phần được xác định theo từng cá thể. Nên dùng 2/3 liều hàng ngày vào buổi tối. Do sự khác nhau lớn trong đáp ứng thuốc giữa các người bệnh, nên khởi đầu với những liều nhỏ nhất, sau đó tăng lên đến liều hiệu quả tối ưu, dung nạp tốt. [b]Người lớn :[/b] [b]Trong trường hợp rối loạn thần kinh, triệu chứng tâm thần cơ thể, lo lắng :[/b] Liều đơn thông thường 2,5-5 mg (1/2-1 viên). Liều thông thường hàng ngày đối với người lớn 5-20 mg. Liều đơn không nên vượt quá 10 mg. [b]Điều trị hỗ trợ trong hội chứng co giật :[/b] Liều thông thường 2,5-10 mg (1/2-2 viên), 2-4 lần/24 giờ. Cai rượu cấp, mê sảng và rối loạn tâm thần nội sinh : Liều khởi đầu thông thường là 20-40 mg/24 giờ (4-8 viên), liều duy trì là 15-20 mg/24 giờ (3-4 viên). Co thắt cơ, co cứng và co giật cơ : 5-20 mg/24 giờ (1-4 viên). [b]Đối với người cao tuổi và bệnh nhân suy nhược, hoặc suy chức năng gan :[/b] Thời gian thải trừ của Seduxen có thể kéo dài một cách đáng kể. Nên bắt đầu điều trị với liều thấp, khoảng nửa liều thông thường, sau đó có thể tăng liều tùy theo sự dung nạp của từng cá thể. [b]Liều cho trẻ em :[/b] Nên được xác định cho từng cá thể theo từng phạm vi chỉ định, cân nhắc tuổi, sự trưởng thành, trạng thái chung và phản ứng lâm sàng của từng cá thể. Liều khởi đầu thông thường đối với trẻ em, theo những cân nhắc trên, là 1,25 - 2,5 mg/24 giờ, 2-4 lần, nếu cần. Liều này có thể giảm hoặc tăng phụ thuộc vào đáp ứng từng cá thể. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, không nên dùng các loại thuốc an thần hay giải lo, ngoại trừ những chỉ định bắt buộc, liều 0,1-0,3 mg/kg thể trọng/24 giờ. [b]QUÁ LIỀU[/b] Triệu chứng : Suy hệ thần kinh trung ương có thể xuất hiện với triệu chứng yếu cơ, buồn ngủ, lú lẫn và hôn mê, hiếm khi kèm theo những hưng phấn nghịch thường. Quá liều trầm trọng có thể gây hôn mê, mất phản xạ, trụy tim- hô hấp, ngừng thở. [b]Xử trí :[/b] Nếu uống quá liều thuốc viên được phát hiện sớm, có thể tiến hành rửa dạ dày. Trị số hô hấp và tuần hoàn, chức năng thận của bệnh nhân nên được kiểm tra liên tục.Điều trị hỗ trợ và triệu chứng chung, nên bảo đảm thông thoáng đường hô hấp truyền dịch tĩnh mạch và nếu cần, hô hấp nhân tạo và sử dụng chế phẩm tăng trương lực mạch. Có thể dùng flumazenil như một thuốc đối kháng ở thụ thể benzodiazepine đặc hiệu. Thẩm tách có ít tác dụng trong điều trị quá liều. BẢO QUẢN Thuốc tiêm : ở nhiệt độ 8-15oC, tránh ánh sáng. Viên nén : ở nhiệt độ 15-30o Tớ nghĩ nếu bạn bị mất ngủ thì nên cách tốt nhất là ra khỏi nhà và hay đi bộ thường xuyên. Làm gì để mình mệt mà về nhà chỉ muốn lăn ra giường cũng tốt. Hoặc bạn có thể dùng hoa nhài để chữa mất ngủ theo bài thuốc sau [quote]Hoa nhài thường được sử dụng để ướp trà xanh, nhưng không mấy ai biết một công dụng khác rất hữu ích của nó: chữa mất ngủ rất hữu hiệu. Không chỉ với những trường hợp mới bị mất ngủ, mà với những người đã từng bị mất ngủ kéo dài, khó ngủ ở người già, ngủ chập chờn… cũng có thể dùng hoa nhài làm vị thuốc an thần để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Chữa mất ngủ: Lấy 10g hoà nhài, tâm sen 10g, hạt muồng 12g rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang chia 3 lần. Trong trường hợp mới bị mất ngủ, chỉ cần uống thang thuốc này từ 3 đến 5 ngày liên tục sẽ cho kết quả hữu hiệu. Chữa mất ngủ kéo dài: Rễ hoa nhài 100 - 200g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35 - 45o. Mỗi ngày uống từ 10 - 20ml trước khi đi ngủ. Trong trường hợp không uống được rượu có thể thay thế rượu bằng cách rửa sạch rễ nhài rồi cho nước vào nấu lấy nước uống. [/quote] Chúc bạn không phải dùng thuốc mà vẫn ngủ ngon!