Nguyên nhân làm da mặt nhiều mụn, cách phòng tránh?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bất kể tuổi tác, những đốm mụn trên khuôn mặt luôn khiến người mang nó phải khổ sở. Và nhiều khi, sự “chú ý” thái quá lại càng khiến mụn “tung hoành”.

1. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày

Đừng tưởng rằng mụn nổi loạn đơn thuần là do vệ sinh kém, nhiều bụi bẩn trên da. Đó cũng chỉ là một trong hàng loạt các nguyên nhân góp phần làm xấu khuôn mặt của bạn mà thôi.

Vậy nên việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và lạm dụng các loại sữa/kem rửa mặt đôi khi gây phản tác dụng do tuyến bã nhờn trên da “tăng ca” khi lớp dầu trên da liên tục bị rửa trôi. Một khi tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, lỗ chân lông bị giãn nở, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, làm tăng nguy cơ mọc mụn.

2. Tùy tiện dùng các loại kem/phấn trang điểm

Một số loại mỹ phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông, gây mụn trứng cá. Đặc biệt, không nên dùng nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, bởi khi lỗ chân lông co vào, nó làm tắc nghẽn quá trình bài tiết chất cặn bã ra ngoài môi trường theo tuyến mồ hôi, khiến mụn mọc càng nhiều.

Bạn cũng nên thận trọng sử dụng các sản phẩm ghi nhãn ngoài “chiết xuất từ thảo dược hoặc chất hữu cơ”. Những sản phẩm loại này trên thực tế có thể kích thích mọc mụn và các nốt mụn cũ trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, với một số sản phẩm chăm sóc da có ghi “Noncomedogenic” hoặc “Nonacnegenic” (Không gây mụn trứng cá) lại có tác dụng trị mụn hiệu quả, bởi thành phần benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.

3. Dùng taylấy mụn

Nếu dùng tay hoặc những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để lấy mụn trứng cá sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây sẹo do các vết đó bị nhiễm khuẩn, sưng to.

4. Hút thuốc, ăn cay, thức ăn sẵn và nhiều dầu mỡ

Nicotin trong thuốc lá gây co buyết quản, làm cho những độc tố trong huyết dịch và bạch huyết tích tụ lại, hấp thụ ô-xy của các tế bào da giảm, làm giảm chức năng đàn hồi của da, dễ hình thành những đốm thâm.

Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh cũng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc càng nhiều và dày đặc. Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng “phụ tải” cho tim mạch, đồng thời làm giảm chất lượng vitamin K trong huyết dịch, gián tiếp làm mụn mọc càng nhiều.

5. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn

Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Việc trị mụn đòi hỏi phải kiên trì. Một chu kỳ trị mụn thường kéo dài khoảng 6-8 tuần và thậm chí lâu hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có)

nguyenthuha
nguyenthuha
Trả lời 13 năm trước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến da mặt bị mụn

Một trong những nguyên nhân hiện nay đó là do việc môi trường bị ô nhiễm nên số lượng các bạn bị mụn ngày một gia tăng ở cả nam và nữ.

Bản thân tôi cũng là người bị mụn trứng cá nên rất chia sẻ với các bạn.

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì trước tiên:

1. Các bạn nên giữ cho làn da của mình luôn sạch sẽ và thông thoáng bằng việc lựa chọn những Sp sữa rửa mặt dành cho da dầu và chiết xuất từ thảo dược

2. Thỉnh thoảng đi lấy mụn và đắp mặt nạ dưỡng thì sẽ ko để lại sẹo rỗ

3. Và nếu tự nặn mụn thì ko được dùng tay mà phải dùng cây nặn mụn sau đó sát trùng bằng cồn

4. Bôi những SP sát khuẩn sau khi nặn để tránh viêm nhiễm

5.Bổ sung vitaminC dưới nhiều hình thức

nguyễn hoàn
nguyễn hoàn
Trả lời 13 năm trước

Các loại thực phẩm không tốt khi da nổi mụn

Thực phẩm giàu chất béo

Sự thừa thãi chất béo làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gia tăng hiện tượng tiết bã nhờn ở nang lông khiến da dễ bị nổi mụn. Vì vậy, nên hạn chế ăn thịt rán, thịt hun khói, pho-mát mềm bởi những thức ăn này là giảm sự lưu thông máu dưới da, ngăn cản mồ hôi tiết ra qua các lỗ chân lông.

Thực phẩm giàu đường

Nếu sử dụng thực phẩm quá nhiều đường, có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi. Sô-cô-la, kẹo hay những đồ ống chứa nhiều đường đều không tốt cho da. Hãy từ từ cắt bỏ lượng đường bạn thường dùng hàng ngày nếu muốn có “mặt tiền” mịn, đẹp.

Caffein

Cà phê, sô-cô-la, trà là những món có trong thực đơn ăn uống của nhiều phụ nữ hiện đại, nhưng chất caffein trong các thực phẩm, đồ uống này nếu hấp thụ quá 300mg/ngày sẽ làm da bạn khô, xạm, nổi mụn và sớm bị lão hóa. Cà phê còn làm cho các mạch máu trong cơ thể giãn ra và để lại những mao mạch đỏ trên mặt.

Chất cồn

Tiêu thụ nhiều rượu, đồ uống chứa cồn rất có hại cho làn da. Chất cồn sẽ phá hủy các vitamin A, B, C trong cơ thể, khiến cho da bị khô, các dưỡng chất cung cấp cho da không đi đến nơi về đến chốn.

Gia vị cay nóng

Những thức ăn cay có tính hút ẩm và làm giảm độ ẩm trên da, làm da trở nên thô ráp. Ăn quá nhiều đồ cay sẽ gây kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn. Những người da khô nên hạn chế thức ăn mặn, nóng cũng như nhiều thịt.

Các loại thực phẩm tốt cho da mụn

Acid béo

Các acid béo như: omega-3, omega-6 và omega-9 là những acid thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ chân lông và tuyến nang lông, giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra mụn. Chế độ ăn uống của chúng ta thường có khuynh hướng giàu acid béo omega-6, tuy nhiên, quá nhiều omega-6 lại có hại cho cơ thể, vì vậy cần tăng cường acid béo omega-3 và omega-9. Những acid này có thể tìm thấy trong các loại cá biển, dầu mè, dầu nành, dầu ô-liu, trứng, sữa...

Vitamin và khoáng chất

Bên cạnh những acid béo cần thiết, vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống đối với da bị mụn.

Vitamin A được xem là chất quan trọng nhất trong việc trị mụn ở những người thiếu hụt vi chất này, đồng thời cũng đóng vai trò khá lớn trong việc giảm quá trình sản xuất bã nhờn trên da.

Vitamin E giúp cho da được mịn màng và khỏe mạnh.

Vitamin B là một vi chất chống ôxy hóa, có thể cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được thông thoáng. Sự thiếu hụt vitamin B2, vitamin B3 và vitamin B6 được biết tới như nguyên nhân làm mụn trầm trọng thêm và vitamin B5 thì lại giúp giảm mụn một cách gián tiếp, do làm giảm căng thẳng.

Vitamin C là một vi chất chống oxy hóa khác, có những chức năng cải thiện và phục hồi những hư tổn trong mô và biểu bì.

Vitamin P có thể giúp ngăn ngừa mụn, thông qua những tác dụng chống khuẩn.

Kẽm là một vi khoáng có thể giúp chữa lành vết thương và phục hồi mô nhanh chóng. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm gia tăng quá trình sản xuất androgen, làm da nhờn hơn và gây mụn.

Crôm lại là một vi khoáng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Chứng thèm ăn ngọt thường có liên quan đến việc thiếu hụt crôm, do đó sẽ có nhiều tác hại lên da. Những người bị nhiều mụn thường có lượng đường trong máu không ổn định. Đồng thời, crôm còn giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng trên da, giúp điều trị mụn dễ dàng hơn.