Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, tiết trời nóng bức, hỏa dễ làm hao thương dương khí. Vả lại, quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới trong thân thể diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi, bởi vậy đặc điểm nổi bật của mùa hè là “hao khí thương tân”.
Do đó trong ẩm thực, cần phải chú ý chọn dùng các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt giải thử, ích khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát. Xin giới thiệu bạn đọc một số món ăn bài thuốc thông dụng: Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời cho mùa hè. Về mùa hè, dân gian thường dùng đậu xanh dưới dạng nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ ăn rất mát và bổ. Bạch biển đậu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh thử hóa thấp, kiện tỳ, ích khí, là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Nhà bác học Lý Thời Trân cho rằng biểu đậu có thể “chỉ tiết tả, thanh thử, hoãn tỳ vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát” (cẩm tiêu chảy, thanh thử nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát). Dưa hấu: Vị ngọt tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát rất tốt, được người xưa mệnh danh là “thiên nhiên Bạch hổ thang”, ý muốn nói: dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì Bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình của nhóm phương thang có công năng thanh nhiệt tả hỏa. Đặc biệt, vỏ của quả dưa hấu, còn gọi là tây qua bì, cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, thường được dân gian dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món nộm ăn khá ngon. Mướp đắng (khổ qua):Vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh hỏa tiêu thử, minh mục giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Bí đao:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt tiêu thử, sinh tân chỉ khát, là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè. Dân gian thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt, giải nhiệt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Thậm chí, vỏ bí đao cũng có tác dụng giải nhiệt, nhiều phương thuốc dân gian đã dùng vỏ bí đao cùng với vỏ dưa hấu sắc lấy nước uống thay trà. Dưa chuột:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Thậm chí dưa chuột có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn. Củ đậu:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh thử giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm nộm, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch ép lấy nước uống giải khát. Rau dền:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải thử, bổ khí trừ phiền, minh mục hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là một loại rau không những có khả năng thanh nhiệt giải thử rất tốt mà trong thành phần còn chứa rất nhiều Fe, Ca, sinh tố C và đặc biệt là lysine rất cần cho quá trình sinh trưởng phát dục của thanh thiếu niên. Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, hóa đàm, nhuyễn kiên, tán kết, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng. Ngó sen:Vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân, chỉ khát, giải thử trừ phiền, là một trong những loại thực phẩm lý tưởng trong mùa hè. Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm nộm hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Nấm rơm:Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, hàm chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật. Mía:Vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải nhiệt sinh tân, nhuận táo tư âm, dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống thay trà giải khát. Lê:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân chỉ khát. Nhà bác học Lý Thời Trân đã viết: “Lý hữu trị phong nhiệt, nhuận phế, lương tâm, tiêu đàm, giáng hỏa, giải độc chi công”. Quả dâu:Vị ngọt, tính hàn, có công dụng bổ can ích thận, tư âm dưỡng huyết, minh mục nhuận tràng, làm đen râu tóc. Sách Bản thảo kinh sơ đã viết: quả dâu vị ngọt, tính hàn, mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng siro dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu. Nho:Vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ khí huyết, sinh tân dịch, kiện tỳ khai vị, cường tráng gân cốt, là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát trong mùa hè rất tốt. Ngoài ra, trong mùa hè còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như mướp, cải cúc, xích tiểu đậu, đậu tương, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà chua, cam, quýt, chuối tiêu, trám, táo tây, bạc hà, kỷ tử, kim ngân hoa, cúc hoa, bàng đại hải, quyết minh tử, thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao... Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng... Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Đông y, về mùa hè nếu ăn nhiều thức ăn nhiệt sẽ hay bị rôm sảy. Người nhiều rôm cần hạn chế những thức ăn nóng và dùng thực phẩm mát như mồng tơi, rau má, rau ngót, bột sắn dây, đậu xanh, đậu đen. Làn da đẹp là làn da khoẻ mạnh, chỉ có ở người ăn uống đủ chất, hấp thụ tốt. Người ăn uống kém hoặc có vấn đề về đường tiêu hoá thường có làn da xấu. Nếu ăn không đủ, lớp mỡ dưới da ít, da sẽ bị nhăn nheo, xanh, nhợt. Nếu ăn thiếu protein kéo dài, cơ bắp bạn sẽ nhão, ảnh hưởng đến độ căng mịn của da. Ăn uống thiếu chất sẽ làm da bị xanh, nhợt... Muốn da đẹp, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, bạn còn phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với điều kiện môi trường. Mùa đông, mùa hè cần có những thay đổi về thực đơn. Về mùa hè, những người bị mụn nhọt dai dẳng cần hạn chế ăn đồ ngọt. Tỷ lệ đường trong máu và ở da cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cầu khuẩn gây viêm nhọt phát triển. Mặt khác, phải tăng cường hoa quả, rau tươi để cơ thể được cung cấp nhiều vitamin, tăng sức đề kháng. Một số người cơ địa đặc biệt, khi ăn sò, tôm, cua, trứng..., da thường bị dị ứng nổi mề đay, sẩn lên từng vùng hoặc khắp người. Cần tự mình theo dõi để biết được loại thực phẩm nào hay gây dị ứng để tránh không ăn thứ đó. Vào mùa hè, sự kiêng kị này càng phải được tuân thủ chặt vì tình trạng dị ứng lúc này sẽ làm bạn thấy khổ sở hơn so với khi mát trời. Nó cũng dễ dẫn đến viêm da hơn do mồ hôi. Một trong những loại đồ uống hữu ích trong mùa hè là trà. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tốt của nước trà đối với da. Trà có nhiều loại vitamin. Vitamin C trong lá trà tươi nhiều gấp 4 lần cam, chanh. Vitamin B cũng có hàm lượng cao, giúp da giữ được tính đàn hồi, luôn mềm mại. Vitamin P và K tạo vẻ đẹp bên ngoài da, củng cố thành mạch máu, hạn chế các hiện tượng chảy máu dưới da hoặc gây ra những vết đỏ và xanh tím. Tác dụng của những chất trên tăng lên nhiều lần khi phối hợp với nhau. Cần lưu ý là ở trà tươi, các chất đó chưa bị phá huỷ nhiều nên sẽ tốt cho da hơn trà khô.
Mùa hè thuộc hành hỏa, tiết trời nóng bức, hỏa dễ làm tổn thương dương khí. Quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới trong thân thể cũng diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi.
Vì vậy trong ẩm thực, cần chọn dùng các thực phẩm có công dụng thanh nhiệt giải thử, ích khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát, bao gồm:
- ĐẬu xanh:cháo, chè
- Dưa hấu: ăn tươi, sinh tố, ép, nộm
- Mướp đắng:luộc, xào, nhồi thịt, uống trà
- Bí đao:canh, ép nước, uống trà
- Dưa chuột: ăn sống, nộm, dưa góp, dưa muối
- Củ đậu:ăn sống, nộm, ép nước
- Rau dền, cần: canh
- Ngó sen: uống trà, làm nộm, ép
- Nấm rơm
- Mía:ăn, ép nước
- Lê:ăn, ép nước
- Dâu:ăn(mứt, quả tươi, quả sấy), uống(siro, nước ép, trà)
- Nho:ăn(mứt, quả tươi, quả sấy), uống(siro, nước ép)
Ngoài ra, trong mùa hè còn nên trọng dụng một số thực phẩm như mướp, cải cúc, đậu tương, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà chua, cam, quýt, chuối tiêu,táo tây, bạc hà, kỷ tử, thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao, ...
Do mùa hè rất nóng, lượng tiêu hao lớn lên cần phải bổ sung tương đối nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng trong thời gian giữa hè thường xuất hiện tình trạng không muốn ăn, chức năng tiêu hóa, hấp thụ kém…
Theo đông y, trong cơ thể nếu âm dương cân bằng, sẽ không mắc bệnh. Người thích ăn đồ béo, ngọt, cay mà không hay ăn thức ăn đắng, dễ làm cho cơ thể thừa dương, thiếu âm. Vì thế cả bốn mùa trong năm đều phải ăn thức ăn có vị đắng một cách thỏa đáng, mùa hè đặc biệt phải ăn nhiều hơn một chút.
Các chất alkahod có trong thức ăn vị đắng có tác dụng dược lý là tiêu viêm hạ sốt, kích thích tuần hoàn máu, giãn mạch… Về mùa hè ăn mướp đắng, rau đắng, bia, uống nước chè, cà phê, co ca…. một cách hợp lý thì không những có thể thanh tâm trừ phiền, tỉnh não, tiêu viêm giải nóng, mà còn có thể kích thích ăn uống, kiện tỳ lợi vị.
Ăn uống mùa hè trước hết phải lấy thanh đạm, bình bổ là chính, thường xuyên ăn thịt gà, thịt vịt, thịt lợn nạc, đậu tương và chế phẩm đậu, tránh ăn những thức ăn ngấy mỡ khó tiêu. Nên ăn nhiều rau và quả loại dưa như dưa hấu, bí xanh, mướp, cà, bí ngô…
Ngoài ra, nếu ra mồ hôi quá nhiều, nên dùng sâm để bồi bổ, hiệu quả dưỡng khí, dương âm đều tốt. Những người âm huyết hư, nên chọn những thứ bổ âm bổ huyết như đương quy, thạch hộc, thủ ô, thục địa…
Đối với người già, nên chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ âm bổ khí cùng với các vị thuốc chế biến thành món ăn thuốc, vừa tăng sự ngon miệng, lại vừa có tác dụng bồi bổ như canh vịt già trùng thảo, canh bí xanh cá diếc, ba ba hầm suông, gà nấu hoàng kỳ, thịt xào bách hợp. Một số thức ăn có tính nóng như thịt cừu, thịt ngỗng, thịt mỡ, cá chép… tốt nhất không nên ăn vào mùa nóng.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, tiết trời nóng bức, hỏa dễ làm hao thương dương khí. Vả lại, quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới trong thân thể diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi, bởi vậy đặc điểm nổi bật của mùa hè là “hao khí thương tân”.
Do đó trong ẩm thực, cần phải chú ý chọn dùng các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt giải thử, ích khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát.
Xin giới thiệu bạn đọc một số món ăn bài thuốc thông dụng:
Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, là một trong những loại thực phẩm tuyệt vời cho mùa hè. Về mùa hè, dân gian thường dùng đậu xanh dưới dạng nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ ăn rất mát và bổ.
Bạch biển đậu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh thử hóa thấp, kiện tỳ, ích khí, là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Nhà bác học Lý Thời Trân cho rằng biểu đậu có thể “chỉ tiết tả, thanh thử, hoãn tỳ vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát” (cẩm tiêu chảy, thanh thử nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát).
Dưa hấu: Vị ngọt tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát rất tốt, được người xưa mệnh danh là “thiên nhiên Bạch hổ thang”, ý muốn nói: dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì Bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình của nhóm phương thang có công năng thanh nhiệt tả hỏa. Đặc biệt, vỏ của quả dưa hấu, còn gọi là tây qua bì, cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, thường được dân gian dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món nộm ăn khá ngon.
Mướp đắng (khổ qua):Vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh hỏa tiêu thử, minh mục giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.
Bí đao:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt tiêu thử, sinh tân chỉ khát, là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè. Dân gian thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt, giải nhiệt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Thậm chí, vỏ bí đao cũng có tác dụng giải nhiệt, nhiều phương thuốc dân gian đã dùng vỏ bí đao cùng với vỏ dưa hấu sắc lấy nước uống thay trà.
Dưa chuột:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Thậm chí dưa chuột có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.
Củ đậu:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh thử giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm nộm, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch ép lấy nước uống giải khát.
Rau dền:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải thử, bổ khí trừ phiền, minh mục hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là một loại rau không những có khả năng thanh nhiệt giải thử rất tốt mà trong thành phần còn chứa rất nhiều Fe, Ca, sinh tố C và đặc biệt là lysine rất cần cho quá trình sinh trưởng phát dục của thanh thiếu niên.
Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, hóa đàm, nhuyễn kiên, tán kết, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.
Ngó sen:Vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân, chỉ khát, giải thử trừ phiền, là một trong những loại thực phẩm lý tưởng trong mùa hè. Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm nộm hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Nấm rơm:Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, hàm chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.
Mía:Vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải nhiệt sinh tân, nhuận táo tư âm, dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống thay trà giải khát.
Lê:Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân chỉ khát. Nhà bác học Lý Thời Trân đã viết: “Lý hữu trị phong nhiệt, nhuận phế, lương tâm, tiêu đàm, giáng hỏa, giải độc chi công”.
Quả dâu:Vị ngọt, tính hàn, có công dụng bổ can ích thận, tư âm dưỡng huyết, minh mục nhuận tràng, làm đen râu tóc. Sách Bản thảo kinh sơ đã viết: quả dâu vị ngọt, tính hàn, mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng siro dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.
Nho:Vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ khí huyết, sinh tân dịch, kiện tỳ khai vị, cường tráng gân cốt, là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát trong mùa hè rất tốt.
Ngoài ra, trong mùa hè còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như mướp, cải cúc, xích tiểu đậu, đậu tương, củ cải, súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà chua, cam, quýt, chuối tiêu, trám, táo tây, bạc hà, kỷ tử, kim ngân hoa, cúc hoa, bàng đại hải, quyết minh tử, thịt vịt, cua, ốc, hến, trai, sò, ngao...
Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng...
Theo Sức khỏe & đời sống
Mình nghe nói Dưa hấu nóng nhỉ. Ở đây lại nói dưa hấu có vị ngọt tính lạnh. :(