Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
[b]Các bà nội trợ thường sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp món ăn nhanh nhừ, giữ được các chất trong thức ăn lại tiết kiệm nhiên liệu và thời gian. Vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc nồi áp suất phù hợp nhất với gia đình.[/b]
Nồi áp suất là loại nồi nấu đậy kín. Khi nấu, do hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao. Có hai loại nồi áp suất cơ bản: nồi áp suất điện và nồi áp suất đun trực tiếp.
[gallery]/3/ffq1264652103.jpg[/gallery]
[b]
Chọn mua:[/b]
- Chọn loại có dung tích lớn nhỏ phù hợp với mục đích sử dụng.
- Yêu cầu có roan thay thế và có sách hướng dẫn sử dụng.
- Khi mở, đóng dễ dàng, không bị sượng gắt.
[b]Cách dùng:
Nồi áp suất điện:[/b]
Nồi áp suất điện có cấu tạo giống nồi cơm điện nhưng công suất cao hơn. Quai gài, nắp đậy kín. Nồi được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu. Có thể dùng nồi áp suất điện để nấu cơm, nấu cháo, nấu súp, hầm, tiềm...
[b]Nồi áp suất đun trực tiếp:[/b]
Ngoài nồi áp suất với kiểu dáng truyền thống: đậy nắp bằng khóa van. Hiện nay, nồi áp suất đã được cải tiến gọn nhẹ, thanh mảnh hơn nhưng vẫn đảm bảo được an toàn và hiệu quả trong quá trình ninh nấu thức ăn. Với nồi cán dài, bạn có thể dễ dàng mở nắp nồi, không cần đẩy, thao tác dễ dàng. Ngoài ra, nối có gắn khóa nắp nồi ở bên hai tai cầm giúp việc mở nồi cũng thuận tiện hơn.
[b]Một vài lưu ý khi sử dụng:[/b]
Đậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra các van xem có nghẹt không.
Giới hạn lượng thức ăn khi cho vào nồi: với những thức ăn có độ nở cao: cháo đậu... giới hạn là 2/3 dung tích nồi, các thức ăn khác (thịt, cá) giới hạn là 3/4 dung tích nồi.
Kiểm tra vòng đệm cao su trước khi đậy kín và nấu.
Sau khi nấu xong, trước khi mở nắp nồi, bạn phải kiểm tra nút xả hơi, phải chắc chắn không còn hơi ở nút xả hơi mới được mở nắp để tránh bùng hơi gây phỏng.