Dán kính lái ôto bằng FILM CÁCH NHIỆT SOLAR REACT có tốt ko ?

Em định dán kính lái, thấy quảng cáo solar react, giá mềm hơn so với V-kool, có bác nào dán loại này chưa, chất lượng có tốt k? Xin các bác chia sẽ kinh nghiệm .
Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Tôi dán lọai này rồi. Nghe nói SR chính là Johnson. Do vấn đề độc quyền tên sản phẩm, nên các nhà phân phối ở VN mới gán cho nó cái tên Solar React. Không bít thông tin này đúng bao nhiêu phần trăm. Tuy nhiên, thực tế sau khi dán thì thấy hiệu quả tốt rỏ rệt. Nắng rọi vào tay chỉ thấy ấm ấm thôi. Tôt nhất bác yêu cầu họ dùng máy đo độ cản nhiệt (tia cực tím thì model nào cũng đạt giống nhau là cản 99%) để đo cho từng chủng lọai kiếng bác chọn, trước khi thợ dán cho bác. Sau khi dán, nếu cẩn thận, bác yêu cầu thồ đo thêm 1 lần nữa. Ngòai ra SR còn có ánh màu vàng xanh. Nếu bạn thích ánh màu thì SR cũng là một lựa chọn với tầm tiền vừa phải.
Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 14 năm trước
Đại đa số người đang kinh doanh sản phẩm này đều không được trang bị kiến thức, hiểu biết về sản phẩm. Chưa có sản phẩm film nào trên thế giới có khả năng phản 99% nhiệt độ, chỉ có sản phẩm phản tia hồng ngoại được xấp xỉ 99%. Ví dụ về sự nhầm lẫn của người bán hàng & nhiều người mua hàng: họ thấy thông số sản phẩm ghi là cản 70% tia hồng ngoại thì nghĩ là cản 70% nhiệt, và có nhiều người bán hàng đọc thông số tổng năng lượng phản xạ là 80% thì nghĩ đó là phản nhiệt được 80%...nhưng thực tế thì thông số đó chính là ánh sáng (gọi là độ thấu sáng hay xuyên sáng) bị cắt đi từng đó % khi đi qua film, giải thích rõ hơn: film có độ xuyên sáng càng thấp khoàng 10% đến 20% thì thông số tổng năng lượng phản xạ càng cao vì cản hết ánh sáng đi qua. Ai cũng biết 1 điều, film có độ xuyên sáng càng thấp (màu tối hay đậm) thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.
Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 14 năm trước
Người ta bảo là chống tia hồng ngoại có nghĩa là chống nóng bởi vì: " Tia hồng ngoại có 3 tính chất cơ bản sau: tác dụng nhiệt có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt. Ứng dụng Đo nhiệt độ Việc thu nhận và đo đạc tia hồng ngoại có thể giúp xác định nhiệt độ của vật từ xa, nếu chúng là nguồn phát ra các tia thu được. Hình chụp trong phổ hồng ngoại gọi là hình ảnh nhiệt, hay trong trường hợp vật rất nóng trong NIR hay có thể thấy được gọi là phép đo nhiệt. Kỹ thuật đo nhiệt độ bằng hồng ngoại được dùng chủ yếu trong quân sự, và ứng dụng công nghiệp. Kỹ thuật này hiện cũng đang được ứng dụng và dần quen thuộc với thị trường dân sự như: máy ảnh trên xe hơi; tùy thuộc vào giá thành của các sản phẩm có được giảm mạnh hay không. Phát nhiệt Tia hồng ngoại được dùng trong phòng tắm hơi và làm tan tuyết trên cánh máy bay, do da người và bề mặt cánh máy bay có thể hấp thụ tốt năng lượng của tia hồng ngoại. Một lượng lớn năng lượng mặt trời cũng nằm trong vùng hồng ngoại. Các vật nóng cỡ vài trăm độ C như lò sưởi, bếp cũng phát ra bức xạ vật đen có cực đại ở vùng hồng ngoại. Do vậy tia hồng ngoại còn được gọi là tia nhiệt. Truyền thông Lịch sử Sự khám phá ra tia hồng ngoại thường được cho là công lao của William Herschel, nhà thiên văn học đầu thế kỉ 19. Herschel dùng lăng kính để tán xạ ánh sáng từ Mặt Trời và khám phá ra tia hồng ngoại, nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến gần phần ánh sáng đỏ, thông qua sự ghi chép trên một nhiệt kế. Nhà Thiên văn học, Sir William Herschel đã khám phá ra tia hồng ngoại vào năm 1800. Ông đã tự chế tạo cho mình các kính thiên văn với ống kính và gương. Ông biết rằng ánh nắng mặt trời có thể vẽ nên rất nhiều màu sắc bằng phổ của nó và cũng là nguồn phát nhiệt. Herschel muốn biết cụ thể màu nào phát sinh nhiệt trong chùm ánh sáng mặt trời. [gallery]/15/oxw1261995029.jpg[/gallery] Ông ta đã làm thí nghiệm với lăng kính, bìa giấy và nhiệt kế với bóng sơn đen để đo lường nhiệt độ từ các màu sắc khác nhau. Herschel quan sát sự gia tăng nhiệt độ khi ông di chuyển nhiệt kế từ ánh sáng màu tím đến ánh sáng màu đỏ trong cầu vồng tạo ra bởi ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ông đã phát hiện ra rằng, điểm nóng nhất thật sự nằm phía trên ánh sáng đỏ. Bức xạ phát nhiệt này không thể nhìn thấy được, ông đặt tên cho bức xạ không nhìn thấy được này là “tia nhiệt” (calorific ray) mà ngày nay chúng ta gọi nó là tia hồng ngoại. " em sưu tầm đoạn đó trên Internet. Còn nói về phim cách nhiệt thì theo em được biết là: Phim cách nhiệt thì có 3 phần cơ bản. đó là: 1 phần phản xạ lại, 1 phần cho xuyên qua và 1 phần hấp thụ trên bề mặt phim. Phim cách nhiệt công nghệ phún xạ kim loại là phim mang tính phản nhiệt, còn phim công nghệ Nano thì mang tính hấp thụ nhiệt!