Phân biệt xe máy và xe gắn máy ở Việt Nam?

Các cụ cho em hỏi ngu với ạ. Xe gắn máy và xe máy có phải là 1 không? Nếu không thì hai xe này có gì khác nhau? 

Nguyễn Thanh Thảo
Nguyễn Thanh Thảo
Trả lời 8 năm trước

Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, gọi tắt là quy chuẩn 41, điều 4 giải thích từ ngữ, mục 4.30 và 4.31 ghi rõ:

4.30: Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400 kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350 kg đến 500 kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 4.31 của Điều này;

4.31: Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;

Qua cách giải thích này, môtô chính là xe máy đang lưu hành theo cách gọi của phần đông người sử dụng. Theo đó, những xe số như Honda Wave, Yamaha Sirius hay xe ga như Vespa, Honda SH và môtô như Yamaha FZ150i, R3 đều được gọi chung là môtô trong các văn bản luật.

Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy, đặc trưng là Mobyllete, Velo solex. Xe gắn máy hiện nay cũng bao gồm cả xe máy điện.

Cô cũng được khen ngày càng xinh đẹp và rạng rỡ,

Chiếc Mobyllete được gọi trong luật là xe gắn máy.

Như vậy, người đi xe máy ở Việt Nam khi muốn tìm hiểu các thông tin về luật liên quan đến phương tiện của mình cần tìm tới mục "xe môtô" chứ không phải xe gắn máy như nhiều người lầm tưởng.

Về tốc độ tối đa quy định mới từ 1/3, xe máy tức xe môtô, trong khu dân cư chạy tối đa tới 60 km/h và ngoài khu dân cư là 70 km/h. Xe gắn máy dù ở loại đường nào thì tốc độ tối đa cũng là 40 km/h. Cụ thể cho từng loại đường, độc giả tham khảo ở đây.

Còn một loại phương tiện nữa khiến nhiều người thắc mắc là xe máy chuyên dùng, vậy xe máy chuyên dùng gồm những gì? Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Nguyễn Hoàng Minh
Nguyễn Hoàng Minh
Trả lời 8 năm trước

Vâng, 98% có bằng và chỉ 10% biết luật.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

- Xe moto là xe có dung tích xilanh >50cm3 => bảng số gồm Mã số tỉnh + 1 Chữ cái & 1 chữ Số (Ví dụ: 51 - F8 - 567.81) - 98% xe máy ở VN là loại này.
- Xe gắn máy là xe có dung tích xilanh <50cm3 => bảng số gồm mã tỉnh + 2 chữ cái (ví dụ: 51 PA 123.45) - loại này rất ít như honda dame 50, cub cánh én 50 và 1 số xe mới các hãng ra bán cho cho học sinh cấp 3 như candy 50, Angela 50...

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Nhầm lẫn giữa xe gắn máy và mô tô nói lên rằng nhiều người mù mờ về luật. Những khái niệm này hầu như khi học về luật giao thông (lấy bằng lái xe) đều đã nói rõ.

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Chẳng qua bây giờ toàn xe có dung tích xy lanh lớn nên mọi người ít để ý. Thời 1990s trở về trước thì xe gắn máy rất nhiều. Cùng là Honda Cup, loại 50cc thì không cần bằng, còn loại 70cc hoặc 90cc thì phải có bằng lái. Loại xe Honda đời 81-86 50cc thì trên đồng hồ có kim tốc độ màu vàng và có đèn hình giọt nước để phát cảnh báo màu đỏ khi tốc độ tới 40 km/h, nên gọi là "kim vàng giọt lệ". Ngoài ra, còn có nhiều loại "xe đạp gắn máy" hay còn gọi là "moped" theo đúng nghĩa đen, chẳng hạn như Mobylette (Cá xanh), Peugeot 103/104/105, Jawa Babetta... có cơ cấu bàn đạp như xe đạp, dùng để khởi động động cơ hoặc đạp như xe đạp nhưng rất nặng. Các xe này có động cơ chừng 30cc.
Trong bài báo có nói tới giới hạn tốc độ của xe gắn máy là 50 km/h, nhưng ngày trước ít người quan tâm tới tốc độ. Phần nhiều xe Honda bãi bị đứt dây công tơ mét (odometer), một số người còn chủ động tháo bỏ dây để số km không tăng. Nghĩ lại cũng thấy buồn cười, xe mua về là tháo hết các phụ kiện cất đi cho đỡ xước: tháo yếm (ngoài chức năng làm đẹp còn có vai trò chắn bùn và lùa gió vào làm mát động cơ), tháo bỏ ống bô (ống xả) nguyên bản để thay bằng bô Sài Gòn cho "mát máy", tháo bỏ gương... Dạo đó, nạn tháo trộm cốp xe, đèn xi nhan, cụm đèn pha và công tơ mét... nhức nhối hệt như nạn vặt trộm gương, logo và đèn pha ô tô ngày nay.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Nhiều người không nắm luật nên cứ nghĩ theo cách gọi thông thường, "xe máy" là bao gồm xe số và xe tay ga, xe môtô là xe khoảng 125cc trở lên giống kiểu xe CSGT. Cách gọi thông thường như vậy là không đúng với luật, chỉ vì nó ngắn gọn hơn nên được dùng mãi thành quen.

Trịnh Minh Tú
Trịnh Minh Tú
Trả lời 8 năm trước

Lúc học bằng lái có học điều này, cụ thể là các bảng cấm. Học bằng lái mà không biết điều cơ bản này thì cất xe ở nhà cho khỏe.

Vương Gia Bảo
Vương Gia Bảo
Trả lời 8 năm trước

tóm lại:

_ dưới 50cm3 (hoặc ko quá 50km/h) là xe gắn máy. "phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h" ý nói xe điện, "Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3" ý nói xe đốt trong xài xăng.

_ trên 50cm3 là mô tô (từ 50cm3 đến dưới 175cm3 là mô tô pkn, từ 175cm3 là mô tô pkl)

_ chắc chắn 1 điều là KO THỂ tìm được chiếc xe mô tô nào ĐÚNG 50cm3 hoặc 175cm3 ở VN

Vũ Tùng Dương
Vũ Tùng Dương
Trả lời 8 năm trước

Mô tô là từ dùng chung cho xe 2 bánh, chỉ có ở vn mới gịi là xe gắn máy.còn gọi là xe gắn máy thì hoàn toàn sai. Vì xe nào dùng động cơ mà không phải gắn cái máy vào? ở Vn xe dưới 175cm thì gọi là xe moto phân khối nhỏ, trên 175cm gọi là phân khối lớn.

Nguyễn Duy Thiên
Nguyễn Duy Thiên
Trả lời 8 năm trước

Theo Luật thì: Xe gắn máy dưới 50cm3 gọi là xe gắn máy; xe gắn máy từ 50cm3 trở lên gọi là mô tô. Việc phân biệt xe gắn máy và mô tô là để xác định 02 điểm chính làm căn cứ để CSGT làm luật. Thứ nhất điều khiển xe gắn máy thì không cần bằng lái, còn điều khiển mô tô thì phải có bằng lái; thứ 2 trên các biển báo giao thông như biển cấm chẳng hạn: nếu biển in hình xe gắn máy có người ngồi thì đó là cấm mô tô còn biển in hình xe gắn máy không có ngưới ngồi thì đó là cấm xe gắn máy. nếu không biết thì chuẩn bị tiền, nộp vài lần sẽ thuộc.