Tran Tan
Trả lời 15 năm trước
Nhận định về xe AirBlade
Sự khác biệt của xe Air Blade và Click chính là... hình thức. Để mua sự khác biệt "nhỏ nhoi" này, người tiêu dùng đã phải bỏ thêm từ 7 đến 13 triệu đồng/xe. Điều đáng nói là hầu hết những người đã mua xe Air Blade khi được hỏi đều cho rằng: "Tôi cũng chưa so sánh, vẫn tưởng là xe Air Blade hiện đại hơn nên mới đắt thế"!?.
Chế độ bảo hành kiểu... ông rùa
Ngày 4/9/2007, ông Trương Tấn Chảy (trú tại 7/20 Liên khu 5, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân - TP HCM) mua một xe Air Blade tại HEAD Phát Tiến 4 (số 257 - 259 Khánh Hội, P.5, Q.4, TP HCM) với giá 35 triệu đồng. Chạy được 7.000km thì chiếc Air Blade phát ra những tiếng kêu lớn ở phần động cơ. Ông mang xe đến một số trạm bảo hành nhưng không được giải quyết.
Ngày 19/4/2008, do tiếng kêu ngày một lớn nên ông quyết định mang xe đến HEAD Phát Tiến 4, nơi ông mua xe để kiểm tra. Tại đây, các nhân viên kỹ thuật hứa hẹn sẽ liên lạc với ông sau.
Mãi đến ngày 12/5, ông mới được thông báo mang xe đến đại lý và gửi lại một ngày để thay lốc máy.
Ngày 13/5, ông Chảy đến nhận lại xe, trong phiếu theo dõi khiếu nại bảo hành do Phát Tiến 4 lập, ghi rõ: "Kiểm tra thực tế thấy rằng chính tốc độ cầm chừng 1.600 vòng/phút thì máy nổ phát ra tiếng kêu dọng lốc y như khách hàng than phiền", và phiếu này cũng xác nhận đã thay vách máy bên phải.
Thế nhưng đến ngày 19 và 30/5, ông lại phải đem xe đi bảo hành vì chiếc Air Blade lại phát ra tiếng kêu như trước. Không hài lòng, ông trực tiếp liên hệ với Honda Việt Nam để yêu cầu được giải quyết triệt để.
Ngày 16/6, tại đại lý Phát Tiến 3 (số 68 Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình - TP HCM), sau khi kiểm tra, đại diện Honda Việt Nam là ông Nguyễn Tiến Khải cũng một lần nữa xác nhận tình trạng xe của ông Chảy và đưa ra hướng giải quyết rằng Honda sẽ tiếp tục thay vách máy bên phải cho xe của ông Chảy tại Trung tâm Tư vấn kỹ thuật Honda ở Bình Dương. Do phải đi lại quá nhiều lần và chính Honda Việt Nam đã thay đổi vách máy bên phải nhưng xe vẫn bị kêu, nên ông Chảy không chấp nhận phương án này. Ông yêu cầu Honda Việt Nam phải đổi xe mới hoặc thay máy mới cho ông nhưng không được đáp ứng.
Sau khi một số báo lên tiếng, ngày 26/6 phía Honda Việt Nam đã có công văn gửi một số báo, Văn phòng khiếu nại người tiêu dùng phía Nam và ông Chảy để khất lần, xin được sửa xe lần nữa, nếu không được sẽ đáp ứng yêu cầu của ông Chảy. Khi "hết cách", Cty này đã buộc phải thỏa thuận thay máy mới cho ông Chảy.
Trao đổi với PV chiều 16/7, Chị Hương (con gái ông Chảy) cho biết: "Ngày 3/7, phía Honda Việt Nam cam kết với gia đình tôi sẽ thay máy mới trong vòng 15 ngày. Sáng 16/7 tôi có điện thoại đến đại lý để hỏi thì họ trả lời còn 2 ngày nữa mới hết hạn 15 ngày. Tôi không hiểu tại sao phải chờ nhưng tôi và gia đình sẽ cố chờ".
Cho dù "con xe" yêu ông Chảy có được thay máy mới thì việc Cty Honda để "thượng đế" của mình phải chạy đi chạy lại "cầu cứu" khắp nơi, chờ đợi gần 3 tháng liệu có chuyên nghiệp?
Vài điều cần biết về xe Air Blade
Một số khách hàng khi mua xe Honda Air Blade đã nhầm tưởng loại xe này sử dụng bình xăng con (hay còn gọi là bộ chế hòa khí) điện tử, giúp tiết kiệm xăng khi vận hành. Anh Lực, kỹ sư chế tạo máy ở phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Bộ chế của xe Air Balde là loại chế thường, trước đó đã sử dụng ở hầu hết các loại xe da của Honda như Spacy, Click. Chỉ có xe Future Neo FI mới sử dụng chế điện tử, loại chế này giúp xe tiết kiệm khoảng 6% trên 100km.
Ngày 14/7, tại HEAD của Honda trên đường Trần Phú, TP Hà Đông, cô nhân viên bán hàng thân thiện giới thiệu về xe Air Blade: "Đây là loại xe tiên tiến, sử dụng hệ thống phun xăng điện tử nên rất tiết kiệm xăng". Cô giải thích thêm: "Em nói là phun xăng điện tử chứ không phải chế điện tử. Các loại xe Honda khác là xăng chảy xuống" (???)
Cũng theo anh Lực, hệ thống phun xăng điện tử (EF) đã chứng tỏ ưu điểm nổi trội của công nghệ này (có ở mẫu xe Future Neo FI), do tối ưu hóa lượng xăng bơm để tạo hòa khí có tủ lệ chảy tốt nhất ở từng xi lanh, EFI giúp động cơ làm việc ổn định, tăng công suất và giảm mức tiêu hao nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu xảy ra hỏng hóc hoặc trục trặc thì hầu hết các thợ sửa xe trên thị trường đều... bất lực.
Khi mẫu xe Click được tung ra thị trường, không như kỳ vọng của những người sản xuất, loại xe này không được sự ưu ái của người tiêu dùng. Ngược lại, khi sản phẩm Air Blade ra đời đã tạo thành một cơn "sốt" khiến giá xe tăng chóng mặt. Anh Tuấn, chuyên buôn dòng xe này nói: "Người tiêu dùng Việt Nam quá trọng về hình thức mà không quan tâm đến tính năng, thiết kế của xe. Thực chất, xe Click và Air Blade có máy rất giống nhau".
Khi so sánh các thông số kỹ thuật về máy của hai loại xe này, rất dễ nhận thấy: Hình thức bên ngoài giống hệt nhau. Sử dụng truyền động vỏ cáp, thay dây sên bằng dây đai. Đều là kiểu xe tay ga động cơ 4 thì, 108cc, làm mát bằng dung dịch có bộ tản nhiệt tích hợp cùng công nghệ truyền động tự động. Cả hai đều được trang bị hệ thống phanh kết hợp CBS. Đường kính x khoảng chạy pittong 50x55mm; Tỷ số nền 11 : 01; Công suất tối đa 6,7kW/7.500 vòng/phút; Mô men cực đại 9,2N.m/5/500 vòng/phút.
Sự khác biệt của xe Air Blade và Click chính là... hình thức. Để mua sự khác biệt "nhỏ nhoi" này, người tiêu dùng đã phải bỏ thêm từ 7 đến 13 triệu đồng/xe. Điều đáng nói là hầu hết những người đã mua xe Air Blade khi được hỏi đều cho rằng: "Tôi cũng chưa so sánh, vẫn tưởng là xe Air Blade hiện đại hơn nên mới đắt thế"!?.
Và chính sự "tưởng" này mà người tiêu dùng đã đổ xô vào mua Air Blade để bị "rút ruột" cả chục triệu đồng. Anh Tuấn khuyên: "Người tiêu dùng cần tỉnh tảo, hình thức chỉ để ngắm, giá trị sử dụng ở động cơ... Bất cứ loại xe nào, có lúc "sốt" thì cũng có lúc "hạ sốt". Đừng mua xe Air Blade để chạy theo trào lưu vì khi cần bán sẽ bị lỗ rất nặng".
http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/212774/
Mình cũng đã mua AB và cũng là nạn nhân