Với xe máy, ô tô, đèn pha là bộ phận rất quan trọng và cần thiết mỗi khi tham gia giao thông. Thế nhưng nhiều người chỉ coi trọng tính năng chiếu sáng mà không chú ý tới những tác động của đèn pha tới người khác. Với công nghệ ngày càng tân tiến và hiện đại, những chiếc đèn pha ngày nay có độ chiếu sáng tốt hơn, sáng hơn và an toàn hơn. Thế nhưng việc sử dụng sai mục đích của đèn pha lại vô tình tạo ra những sự khó chịu và đôi khi là gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người đi ngược chiều. Mọi việc có vẻ như rất dễ dàng khi sử dụng ba chức năng đơn giản của đèn pha. Thế nhưng rất nhiều người lại chưa hiểu và không sử dụng đúng mục đích của đèn pha. Và điều này dẫn tới những sự nguy hiểm nghiêm trọng đối với người đi ngược chiều. Việc bật đèn pha dường như trở thành một thói quen khó bỏ đối với những người sử dụng xe ở Việt Nam. Phần lớn là do không hiểu và sử dụng sai tác dụng của đèn pha. Thế nhưng đôi khi cũng có người lại muốn chứng tỏ mình bằng cách bật đèn pha để gây sự chú ý. Để sử dụng đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông: Nhà sản xuất luôn đặt ra tối thiểu 3 chế độ: - Đèn pha: Cho cường độ sáng lớn và chiếu xa giúp người vận hành nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao. -Đèn cốt: Cho cường độ ánh sáng lớn và chiếu sáng ở tầm gần, giúp người vận hành quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở tầm gần như ổ gà, gạch đá..v..v. Cách sử dụng đèn pha: -Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để ắc quy có thể được xạc tốt hơn. -Khi sang đường hoặc cần vượt hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha thì mới nên sử dụng đèn pha theo kiểu tắt mở. Đối với ô tô thì đèn pha đôi khi có tác dụng tốt hơn là còi xe, do ô tô khi di chuyển thường đóng kín cửa và khó nghe được âm thanh của còi. Trong khi với vài tia sáng lọt vào gương chiếu hậu, người lái xe dễ dàng nhận biết ra xe ở phía sau. -Khi ngồi lên xe hãy chú ý tới đèn báo hiệu đèn pha trên bảng hiển thị trung tâm. Nếu sáng có nghĩa bạn đang bật đèn pha. Đèn báo pha cốt này được hiển thị theo hình ảnh có tính thống nhất trên thế giới với hình ảnh chiếc đèn pha và ba vạch ngang thể hiện tình trạng đèn pha cốt. -Khi di chuyển vào ban đêm bạn có thể sử dụng đèn pha bình thường, nhưng khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều bạn cũng nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt cho tới khi vượt được xe cùng chiều hoặc xe đi ngược chiều đã đi qua. -Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất, và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe. Việc lắp đặt đèn Xe-non kém chất lượng sẽ gây ra hỏng hóc lớn cho bộ phận điện xe, hỏng chóa đèn, khả năng chiếu sáng không tập trung, gây lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều. -Khi thấy xe đi ngược chiều nháy đèn pha, hãy kiểm tra đèn pha trên xe mình có đang để chế độ đèn cốt hay không. Điều này là hết sức cần thiết bởi người đi ngược chiều có thể bị đèn pha xe bạn làm lóa mắt dẫn tới mất lái và gây tai nạn giao thông. -Luôn bảo dưỡng chóa đèn pha, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cốt và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng và độ bền cao nhất cho đèn pha.
Người điều khiển bật đèn pha khi di chuyển một cách vô thức
Đèn pha khi sử dụng sai sẽ gây ra những nguy hiểm rất lớn cho người đi ngược chiều
Công tắc bật đèn pha cốt dễ dàng sử dụng với ký hiệu ba vạch nằm ngang cho đèn pha và xiên chéo là cho đèn cốt
Đèn báo đèn pha cốt theo tiêu chuẩn quốc tế có ký hiệu chuẩn cho mọi loại xe. Khi đèn sáng nghĩa là xe đang để đèn pha