Thị trường ôtô Việt diễn biến đầy biến động

Trong buổi họp báo báo tại Ban Kinh tế Trung ương giới thiệu về Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Phát triển công nghiệp thông minh – Smart Industry World 2017,  Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành điều kiện mới về sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, và nhập khẩu ôtô, cũng như điều kiện về các Trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ôtô ở Việt Nam.

Mặc dù không tiết lộ thông tin cụ thể về điều kiện, quy định sắp được ban hành đối với việc nhập khẩu, sản xuất và lắp ráp ôtô nhưng ông Hải khẳng định đó là sự thay đổi thể chế để hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mang lại hiệu quả thực sự cho DN.

Trong khi Nhà nước khuyến khích sử dụng xe nhỏ, nhưng tâm lý người tiêu dùng lại thích xe có công suất mạnh mẽ, các DN sẽ giải quyết như thế nào? Một số dự báo cho biết, dòng xe sử dụng động cơ tăng áp sẽ làm thỏa mãn cả 2.

Động cơ tăng áp có thể được hiểu là nạp khí cưỡng bức để tăng công suất mà không phải tăng dung tích buồng đốt. Taị Việt Nam hiện đã có một số DN đang lắp ráp và phân phối mẫu xe sử dụng động cơ tăng áp. Ford Việt Nam từ giữa năm 2014 đã lắp động cơ EcoBoost trên 1 phiên bản xe Fiesta. Động cơ này có dung tích 1.0L với 3 xi lanh, nhưng cho công suất cực đại tới 125 mã lực, bằng đúng công suất động cơ thông thường trên một phiên bản khác có dung tích 1.6L, 4 xi lanh.

Trường Hải cuối năm 2014 cũng đã lắp ráp và phân phối mẫu xe Peugeot 3008. Động cơ trang bị cho mẫu Crossover này là loại 1.6 L tăng áp, có công suất 156 mã lực, tương đương với công suất động cơ của các đối thủ cạnh tranh là Honda CR-V hay Mazda CX 5, nhưng có dung tích xi lanh 2.0L.

Xu hướng công nghiệp ô tô trên thế giới là sử dụng động cơ tăng áp. Với động cơ tăng áp thì nhiều mẫu xe trước kia có dung tích xi lanh lớn sẽ gia nhập vào phân khúc dung tích thấp hơn nhưng vẫn giữ được công suất vẫn mạnh mẽ.

BMW đã sử dụng động cơ Turbo N20 để trang bị cho các mẫu xe mới nhất của mình từ Series 5, Series 3 đến Z4, X1, X3… Turbo N20 là động 4 xi lanh, dung tích 2.0L nhưng có turbo tăng áp kép hiệu quả rất cao. Ba hãng sản xuất xe nổi tiếng của Nhật Bản là Toyota, Honda và Subaru cũng có lộ kế hoạch “thu nhỏ” động cơ, đồng thời trang bị thêm tuabin tăng áp để cho công suất đầu ra lớn hơn.

Chẳng hạn Honda có chiếc Civic Type-R hatchback có công suất 300 mã lực, mặc dù dung tích xi lanh vẫn là 2.0L.

Tuy nhiên, giá thành với các mẫu xe này thời gian đầu vẫn còn cao, nhưng về lâu dài sẽ hứa hẹn có tương lai sáng sủa và người tiêu dùng cũng dần quen với khái niệm nhỏ mà mạnh mẽ.

Chọn vatgia.com để bạn và gia đình sở hữu những sản phẩm chất lượng, uy tín và hài lòng nhé!

Chưa có câu trả lời nào