Tôi vừa mua một chiếc ô tô cũ, số sàn, vì mới lái nên chưa quen lắm.
Các bạn cho tôi hỏi là khi lên dốc số sàn thì phải làm thế nào?
Kỹ thuật vê côn khi xe đỗ trên đường dốc bạn không nên học vì nó làm cho côn mòn nhanh. Lợi ích của vê côn chỉ giúp cho lái xe không phải đạp phanh chân khi đỗ xe trong thời gian ngắn, nếu vê quá lâu bạn sẽ ngửi thấy mùi khét do các tấm ma sát bị quá nhiệt bốc khói làm giảm hệ số ma sát giữa lá côn bàn ép và bánh đà. Để dừng xe trên dốc bạn nên dùng phanh tay (Đèn báo phanh không sáng) đảm bảo an toàn cho xe của bạn hơn. Kỹ thuật vê côn được thực hiện như sau: xe được đưa về tỷ số truyền cao nhất (số 1) đạp côn cho đến khi bạn cảm thấy có lực kéo xe nhẹ xe lên dốc và giữ côn tại vị trí này (bạn phải tập nhiều mới thành thục kỹ thuật này) xin nhắc lại, bạn không nên dùng kỹ thuật này vì nó sẽ làm giảm tuổi thọ bộ ly hợp của xe
Có thể xe bị đứt bóng đền phanh!!, có ai giống ý kiến mình ko nhỉ.
Kỹ thuật này có nghĩa bác ta đỡ côn ở tầm tiếp giáp (côn đang ở giai đoạn cắt, nối chưa hoàn toàn) xe không tiến cũng không tụt dốc, kỹ thuật này đòi hỏi chân côn và chân ga phải phù hợp. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này rất hại côn, các bác nên sử dụng phanh tay cho đảm bảo an toàn.
Côn (Ambraya) được thiết kế để các bác sử dụng khi đề pa, sang số và những tình huống như bài này. Trên đường giao thông cực nhiều tình huống để các bác buộc phải nhuần nhuyễn kỹ năng vê côn cho nên nhiều ý kiến cho rằng không nên học kỹ năng này là cực kỳ tầm bậy, lại còn bảo hư côn nữa thì tớ thua luôn. Đây là kỹ năng cần thiết buộc phải nhuần nhuyễn mới được cấp bằng nhá, bác nào không qua được dốc cầu là loại luôn khỏi trừ điểm nhá. Khi giao thông gặp đèn đỏ hay kẹt xe có 2 cách dừng: 1) Đạp côn + về 0 + đạp thắng + kéo phanh tay => khi cần chạy tiếp cũng bằng đó thao tác???. 2) Giữ côn + về 1 => khi cần chạy chỉ nhả côn thêm tí ga OK!. Các bác thấy thế nào, tớ dùng cách 2. Còn việc hư côn: các bác nên xem lại nhé, côn chỉ cháy khét khi các bác ép côn ở ga lớn hoặc khi xe chở nặng quá tải mà vê côn ép dừng giữa dốc lúc này để giữ cho xe đứng thì ngoài côn cần có ga ở tua 1800-2000 => côn bị ép. Trong các trường hợp lưu thông bình thường, việc dùng côn dừng xe hay sang số là giống nhau vì tua máy lúc này chỉ 800-1200 => côn đang ở trạng thái ép lò xo chưa có ma sát nên không việc gì nhé, bác nào bảo khét côn khi dừng xe ngang dốc là có vấn đề đấy. 10 năm nay tớ chạy xe chưa bao giờ để "đỏ đít" khi không có tình huống khẩn cấp và cũng chưa bao giờ phải mang xe đi làm côn vì lý do vê côn khi dừng xe hay đổ đèo bằng số nhỏ nhé. Khi ra đường bác nào "đỏ đít" nhiều là tay lái có vấn đề, còn lại như bác chủ thới thấy là dân chuyên nghiệp đấy. Ý kiến của tớ là thế, các bác tham khảo nhé. Chúc mọi người lái xe an toàn.
Béo bổ gì mấy cái trò lười đấy bác ơi, không tốt tẹo nào bác thich làm vậy thì cái hại trước mắt là xe bác sẽ khét lẹt và nhanh đi toàn bộ lá côn tai hại hơn nếu bác làm không chuẩn và sơ ý lơ là lúc ấy xe nó nhảy phộc lên thì... Bác tưởng tượng xem sao nhé
Giữ côn chỉ đủ độ bám (giống như khi đề pa) cân bằng với độ trôi của xe trên dốc là được thôi. Nói chung không nên đỡ côn như vậy nhiều và liên tục kể cả khi đang đi đường đèo dốc vì rất dễ cháy côn do bị quá nhiệt. Hậu quả là nằm lại giữa đường đấy. Cái này ai ko có kinh nghiệm là dính đòn ngày vì thường hay lười tăng hoặc giảm số (thói quen).
Cách nào mà không phải phanh, số tay hay tự động muốn đứng ngang dốc thì phải phanh tất.
Đây là một kĩ năng, không phải lười các bác ạ! Nếu tắc đường trên cầu Thăng Long, cứ mỗi 20 giây các xe lại dịch chuyển được 20 - 50 phân, nếu cứ dùng phanh tay thì yên tâm là sau 15 phút tắc đường thì có bác về bóp dầu cả đêm. Về nguyên tắc, kỹ thuật đỡ côn lên dốc là như này: Lái xe sử dụng côn - ga phù hợp để tạo một lực kéo lên bằng với trọng lực của xe kéo xuống, như vậy là xe sẽ đứng yên trên dốc. Nếu sử dụng quá lâu thì li hợp sẽ bị mòn đôi chút, nhưng trong những trường hợp như vậy, sử dụng kỹ thuật này sẽ rất khỏe cho người lái xe.!
Quen chân thôi mà, phối hợp giữa chân ga và chân côn. Thường thì khi đỗ trên dốc, kéo phanh tay, đệm ga nhả côn khi thấy xe có xu hướng rung thì nhả phanh tay, sau đó đỡ cả chân ga và côn đều nhau, xe có thể đi hoặc dừng .