Tôi đã đi ôtô hơn 2 năm, nhưng không hiểu rõ sử dụng điều hòa và quạt gió như thế nào là hợp lý và tiết kiệm xăng nhất.
- Nếu bật quạt gió + AC máy điều hòa thì cả 2 hoạt động mạnh yếu theo mức độ tăng, giảm và đương nhiên sẽ tiêu hao nhiên liệu theo mức tăng/giảm tương ứng.
- Nhưng nếu tăng điều hòa, giảm gió thì có tốn nhiều nhiên liệu hơn không? (vì nghe nói, quạt gió chạy do bình ác-quy).
- Ngược lại nếu giảm điều hòa, tăng quạt gió thì có tiết kiệm nhiên liệu hơn không? Các bạn cho ý kiến tư vấn giúp. Xin cám ơn!
Chào bạn!
Tôi thường sử dụng điều hoà sao cho nhiệt đô trong và ngoài xe chênh nhau vừa phải không rất để lạnh nhiều khi trời nóng.
Nếu mới lên xe nhiệt độ trong xe cao tôi sẽ để lạnh và bật quạt gió mạnh, khi tương đối mát (trong xe) tôi lại chuyển ngay về mức lạnh vuà phải và bật quạt gió tốc độ nhỏ nhất.
Bạn thử làm như tôi và xem lại độ tiêu hao nhiên liệu thế nào, lẽ đương nhiên là mức tiết kiệm là có nhưng để tiết kiệm nhiên liệu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của người vận hành xe nữa.
Chúc thành công.
Gửi bạn.
Điều hòa trên ô tô khác với điều hòa trong nhà ở một số nguyên tắc hoạt động, ở điều hòa ô tô: khi bạn bật A/C thì lốc điều hòa hoạt động và chỉ dừng nghỉ khi cảm biến nhiệt độ được đặt ở họng gió ra đo được nhiệt độ khoảng 5-7 độ C.
Khi bạn chỉnh độ nóng, lạnh thì chỉ tác động vào cơ cấu trộn tỷ lệ không khí lạnh do điều hòa tạo ra và không khí nóng lấy từ cơ cấu làm mát đưa vào, không tác động đến công suất của lốc lạnh. Do vậy nếu bạn đã bật A/C thì dù bạn chỉnh nhiệt độ như thế nào, lốc lạnh cũng hoạt động như vậy, không tiết kiệm đc đâu.
Về nút chỉnh tốc độ gió: đương nhiên là càng chỉnh gió mạnh thì quạt phải làm việc với công suất cao hơn, tiêu thụ điện năng nhiều hơn (từ Acquy), và máy phát phải làm việc nhiều hơn để nạp bù > có tốn nhiên liệu hơn nhưng không đáng kể.
Tóm lại: đã bật điều hòa thì sẽ tốn thêm nhiên liệu một mức độ nào đó, không phụ thuộc vào việc chỉnh độ lạnh, chỉ phụ thuộc nhiệt độ môi trường (trời mát > lốc ngắt sớm ).
Chúc bạn lái xe an toàn.
“Năng lượng không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi…’’ Để làm mát không khí bên trong xe, đương nhiên phải bật chế độ AC, và cũng đương nhiên phải bật quạt gió thì ‘lốc’ lạnh mới đóng ở chế độ hoạt động và quạt gió chạy sẽ hút không khí nóng trong xe trao đổi qua dàn lạnh thổi ra khí đã được làm mát.
Khi ‘lốc’ chạy sẽ tăng tải lên động cơ, do đó sẽ tốn thêm nhiên liệu cho bộ phận này hoạt động vì ‘lốc’ chính là một máy nén khí gas.
Ở những xe cũ bạn sẽ thấy vòng tua máy giảm xuống nhiều khi bạn bật điều hòa.
Khi bạn giảm điều hòa, tức là giảm độ lạnh trong xe thì số lần đóng ngắt ‘lốc’ lạnh sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc tiêu tốn ít nhiên liệu hơn do thời gian chạy ‘lốc’ giảm đi; nhưng lúc này nếu bạn có tăng quạt gió lên thì không khí trong xe cũng không thể mát hơn được do cảm biến điều hòa ngắt khi nhiệt độ đã đạt đến mức mà bạn để ( ví dụ là 26 độ chẳng hạn).
Tóm lại khi đặt điều hòa ở mức nhiệt độ nào thì sẽ tiêu tốn nhiên liệu thêm ở mức độ tương ứng.
Càng đặt ở mức nhiệt độ cao thì càng tiêu tốn ít hơn. Quạt gió bật ở max khi mới bắt đầu chạy xe (điều kiện trời nắng nóng chẳng hạn) để làm mát nhanh, khi nhiệt độ trong xe đã đạt đến một mức độ chấp nhận được thì nên chuyển về nấc trung bình hoặc nhỏ sẽ có cảm giác dễ chịu và bớt tiếng ồn hơn; quạt gió tiêu tốn năng lượng không đáng kể nếu không nói là rất ít so với tổng lượng tiêu tốn của xe.
Chúc bạn luôn hài lòng với xế cưng của mình.
Cũng giống điều hòa tại nhà. Bạn dùng từ "điều hòa" là chính xác đấy. Vì ngoài chức năng làm mát đa số điều hòa xe hơi đều có thêm chức năng sưởi ấm.
Núm xoay chỉnh "xanh đỏ" trên xe cũng giống chức năng chỉnh nhiệt độ ở máy lạnh (16 độ - 29 độ) và 1 nút chỉnh tốc độ quạt.
Ta hiểu thế này sẽ đơn giản hóa vấn đề của bạn. Núm "xanh đỏ" chỉnh độ lạnh, nếu bạn kéo hết về màu xanh, có nghĩa máy lạnh sẽ chạy hết công suất.
Cứ thế càng kéo về bên đỏ bao nhiêu thì công suất làm lạnh giảm dần cho đến khoảng giữa (màu cam) thì hầu như tắt máy lạnh, khi càng kéo tiếp về bên đỏ thì máy bắt đầu lấy nhiệt tỏa ra từ động cơ để sưởi. Còn quạt gió chỉ để thổi hơi lanh /nóng vào khoang xe và làm dòng không khí trong xe đối lưu.
Vì vậy theo mình, nếu muốn việc sử dụng điều hòa đúng, kéo dài tuổi thọ thiết bị, sau khi nhiệt độ trong xe đã đạt như mong đợi thì mình sẽ điều chỉnh cả núm "xanh đỏ" (nhiệt độ) và cả quạt gió, không nên cho máy lạnh lúc nào cũng chạy hết số và chỉ điều chỉnh tốc độ quạt như một số bác tài hay làm.
Vài thiện ý, cảm ơn đã xem bài.
Quạt gió chạy bằng điện từ ác-quy, còn điều hòa lấy truyền động từ động cơ xe.
Xe không nổ máy: dù bạn có bật điều hòa thì thực sự chỉ có quạt gió làm việc bằng năng lượng từ ác quy. Có thể tự kiểm chứng. Kéo dài thời gian này lâu sẽ làm hết ác quy, không nổ máy được.
Xe nổ máy: nếu bật điều hòa, cả hệ thống điều hòa và hệ thống sạc ác quy đều làm việc, lấy năng lượng từ động cơ xe. Nên tắt điều hòa sẽ làm tiếc kiệm nhiên liệu.
Còn tắt quạt gió cũng không làm hệ thống sạc ác-quy dừng.
Vì vậy, chỉ có tắt điều hòa là tiếc kiệm nhiên liệu, còn quạt gió không giúp gì.
Bạn nên hiểu nguyên lý thế này: Quạt gió của điều hòa nhiệt độ sử dụng điện của ắc-qui. Quạt có nhiều tố độ. Tốc độ chậm (gió nhẹ) thì tiêu thụ năng lượng (điện) từ ắc qui ít và ngược lại tốc độ gió càng lớn thì tiêu tốn năng lượng (điện) ắc -qui càng nhiều. Ắc-qui được nạp điện từ máy phát (xoay chiều được chỉnh lưu) nhờ sức kéo của động cơ (xe).
Do đó có tiêu tốn nhiên liệu (ít, nhiều). Khi bật AC (mở điều hòa), Blốc điều hòa sẽ làm việc theo nhiệt độ bạn cài đặt như sau: Thí dụ: Bạn đặt nhiệt độ trong xe là 27 độ. Thời gian blốc điều hòa làm việc là 10 phút thì đạt 27 độ lúc đó blốc điều hòa sẽ ngắt (không làm việc, chỉ còn quạt gió). Thời gian 10 phút đó sẽ tiêu tốn nhiên liệu do động cơ xe phải kéo blốc điều hòa.
Nếu bạn đặt nhiệt độ trong xe là 20 độ, thời gian blốc điều hòa hoạt động là 30 phút chằng hạn để đạt 20 độ thì thời gian 20 phút đó sẽ tiêu tốn nhiên liệu. Tóm lại: Đặt nhiệt độ càng thấp thì càng phải tiêu tốn nhiên liệu nhiều do blốc điều hòa làm việc lâu.
Xin chia sẽ với bạn một số lưu ý khi sử dụng điều hòa để tiết kiệm nhiên liệu:
1. Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác. Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.
2. Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.
Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.
3. Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.
4. Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.
5. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt. Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
6. Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ chính hãng. Chúc các bạn lái xe an toàn và tiết kiệm.
Chào bạn! Mình cũng đã sử dụng xe được 5 năm rồi, tuy không nhiều nhưng qua tìm hiểu từ sách báo, các thợ máy và kinh nghiệm của các anh em lâu năm trong nghề mình có được kinh nghiệm của mình như sau:
1/ Bạn tăng giảm quạt gió không ảnh hưởng đến việc tiêu hao nhiên liệu, bạn nghĩ đúng là quạt được sử dụng nguồn điện từ acquy, bạn cứ thử bật quạt (không bật AC) thì tiếng động cơ vẫn hoạt động bình thường). cho nên bạn tăng hay giảm mức độ gió không ảnh hưởng việc tiêu hao nhiên liệu.
2/ Khi bạn bật AC thì máy sẽ có bộ ga tự động (tôi chỉ nói nôm na theo hiểu biết của bản thân thôi không đúng từ chuyên môn đâu) để tự động tăng ga cho máy lạnh hoạt động mà không tắt máy, như vậy là có ảnh hưởng rồi phải khong bạn? bạn tăng giảm máy lạnh tức tăng giảm công suất của máy lạnh đương nhiên là hao nhiên liệu hơn rồi.
Mình thấy có mấy anh Tài lâu năm trong cơ quan mình cũng khong nắm rõ lắm về nguyên tắc hoạt động của máy lạnh và quạt, thường các anh để cố định núm điều chỉnh máy lạnh ở mức MAX chỉ điều chỉnh quạt gió thôi, như vậy máy lạnh luôn hoạt động hết công suất sẽ gây tiêu hao nhiều.
Bạn nên lưu ý khi cần độ lạnh thì tăng máy lạnh, khi cần sức gió thì tăng quạt tuỳ theo nhu cầu của bạn như vậy sẽ tiết kiệm đó bạn.
Chào bạn! ở đời ko phải cái gì chúng ta cũng biết hết được,mà ko biết thì phải hỏi. Tôi là dân điện lạnh chưa có xe hơi nhưng để chạy điều hòa oto có tiết kiệm nhiên liệu ko tôi trả lời luôn là có.
-Khi bạn chạy xe mà muốn bật ĐH thì nên để quạt gió ở tốc độ lớn nhất(công suất quạt của ĐH ko lớn lắm) tại sao lại phải bật quạt ở tốc độ lớn nhất?. Vì khi chúng ta làm như thế quạt gió mới lấy hết được được lạnh tại dàn lạnh,thì công suất lạnh của ĐH luôn là max.
-Khi bật ĐH -> Bloc hoạt động -> động cơ oto kéo theo Bloc -> đủ nhiệt độ -> Bloc nghỉ -> động cơ oto ko phải kéo theo sức nặng của Bloc
-Bạn nên để nhiệt độ trong xe khoảng 26-28oc là vừa.
Chúc bạn thành công và lái xe an toàn.