Cách chăm sóc cây hoa hồng đổi màu

CHo mình hỏi cách chăm sóc cây hoa hồng đổi màu

Bảo Dung
Bảo Dung
Trả lời 6 năm trước

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn tiêu dùng,

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng đổi màu đơn giản
1. Chọn chậu
Tốt nhất chọn những chậu có đường kính 35cm, chiều cao 30cm, có lỗ thoát nước.
2. Đất trồng
Đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước cao

3. Cách trồng hoa hồng đổi màu

- Hoa hồng đổi màu có thể trồng bằng cành, bầu cây, hay chiết ghép đều được.
- Cho than hoa vào đáy chậu, sau đó cho lớp xơ dừa lên trên, giúp cho thoát nước tốt khi tưới, đồng thời xơ dừa cũng giúp giữ nước dưới đáy chậu, giúp cây sinh sống qua mùa hè nắng nóng.
- Trộn các đất đã chọn theo tỉ lệ 50:50, có thể trộn thêm phân thêm phân hữu cơ cơ đã ủ hoai mục theo tỉ lệ ¼- 1/3 so với đất trồng để cây hấp thụ được chất dinh dưỡng. có thể trộn thêm chấu làm chô đất tơi xốp hơn, cây phát triển nhanh hơn.
- Khi trồng thì lấp đất xung quanh gốc cây làm sao cho lấp hết bộ rễ, giữ cho cây đứng thẳng, lớp đất trong chậu để cách miêng chậu 4- 5cm là phù hợp.

- Trồng xong thì tưới nước thật đẫm để cung cấp độ ẩm cho cây, và bón phân kích thích mọc rễ, liều lượng theo hướng dẫn, bón xa gốc để cây không bị sót.
4. Bón phân
- Sau khi trồng được 3-5 ngày thid phun một số loại phân bón lá cho cây như Atonik. B1 hay ba lá xanh để cho bộ rễ của cây phát triển một cách khỏe mạnh, và cây sẽ cho hoa có màu sắc rực rỡ. Khi tưới phân tránh tưới lên hoa vì sẽ làm hoa nhanh tàn.
- Sau khi trồng được 10-15 ngày thì bón bổ sung thêm phân hạt như Dynamic hay phân dơi, NPK bón gốc cây, tưới phân xong thì lấp đất lại, tránh để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Mỗi tháng bón phân theo định kỳ, 1 lần bó lá, 1 lần bón gốc
- Quan sát thấy cây cho ra những nhánh mới, mập mạp, có màu đỏ tía chứng tỏ cây đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
5. Cắt tỉa cành
- Để cây nhanh ra hoa và hoa đẹp thì cần phải cắt tỉa bỏ những cành, lá, hoa hỏng bỏ đi, những bông hoa đã nở rồi thì cũng cắt bỏ đi. Nên cắt bằng phương pháp bấm ngọn, khi cắt thì bấm thêm 2 tầng lá để thúc đẩy cây ra nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh mói này sẽ cho ra những cụ hoa mới. Khi cắt nhớ đếm từ chỗ bánh tẻ trở lên chựa lại 3 lá, nhánh hồng còn lại sẽ cho ra chồi mới.

6. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa hồng đổi màu

Hoa hồng đổi màu thường bị niễm một số loại sâu bệnh như, rệp, nhện đỏ, bệnh mốc xám, bệnh phấn trắng.
- Rệp: + nhận biết, Rệp có màu đỏ xám, xanh nhạt, tập chung chủ yếu ở ngọn cây, nụ hoa, mầm non.
+ Cách phòng trừ: Chúng ta có dùng 1 số loại thuốc bảo vệ thực vật để phun như Supaside 40 ND hay Supathion, Thiodal
- Bệnh nhện đỏ: Chúng bám dưới mặt đất xung quanh gốc cây, nó hút dịch trong mô lá, làm lá vàng, quăn queo rồi dụng đi.
+ Cách phòng trừ: Xử lý bằng các loại thuốc như Peganus 500 SC hoặc Ortus 5SC
- Bệnh mốc xám:
+ Biểu hiện: Bệnh thường xuất hiện trên hoa, làm hoa bị thối. Chúng tạo thành những đốm nhỏ màu xám, nếu không xủ lý kịp sẽ lan rộng dẫn đến tình trạng héo những cành non. Nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh này phát triển.
+ Xử lý: Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật như PN - balacide 32WP hoặc Miksabe 100WP để xử lý.
- Bệnh phấn trắng:
+ Biểu hiện: các vết bệnh có hình thái không xác đinh, dạng phấn trắng, chúng gây hại tất cả các bộ phận trên cây hoa, có thể làm cho cây chết.
+ Xử lý: phòng trừ bằng cách sử dụng các loại thuốc như Saprol 190DC hay Nativo 750WG, Amistar top 325SC,…

Chúc cho chậu cây nhà bạn luôn tươi tốt và khoe sắc.