Giả sử có một số con mối xuất hiện ở một công trình xây dựng nào đó, nếu chúng ta diệt số mối đó bằng các phương pháp thông thường như dùng bình xịt muỗi, hay nước sôi, hay dùng vật cứng di chết hết những con mối này ( Đây cũng được hiểu là Diệt mối trên gọi là ‘ Diệt mối không tận gốc ‘ vì tổ của những con mối chúng ta đã diệt vẫn không bị ảnh hưởng gì và những con trong cùng một tổ vẫn còn và vẫn tiếp tục tăng thêm vì mối chúa sinh sản. Với con đường mà những con trước đã mở, những con mới sẽ lại tiếp tục đi theo con đường đó để tìm kiếm thức ăn và cứ thế con người không thể không bị hư hại hết vật dụng là đồ gỗ, sách báo, giấy tờ, sổ sách,.v.v. Muốn cho không còn tình trạng trên chúng ta phải làm sao cho cả tổ mối đó bị chết hết từ mối chúa, mối vua, trứng, mối hậu bị, mối cánh, mối thợ và mối lính hay nói cách khác là chúng ta phải diệt được hết tổ mối có những con mối mà ban đầu ta thấy chúng. Như vậy gọi là ‘Diệt mối tận gốc’
Xin lưu ý: Để tránh tình trạng bị hiểu nhầm đáng tiếc như trên tôi xin đưa ra những tình huống có thật trong quá trình Diệt mối như sau:
Trong một nền nhà có thể có nhiều tổ mối hoặc nhiều loài mối xâm nhập. Nếu là cùng một loài mối thì không thể phân biệt được số mối xâm nhập trong công trình là cùng một tổ hay nhiều tổ, nhưng nếu nhiều loài khác nhau thì việc phân biệt thật dễ dàng. Tình huống này chúng tôi đã gặp rất nhiều.
Sau khi Diệt mối tận gốc chưa hoàn thành, chỉ làm cho quân số của tổ mối bị mất mát lớn nên khi nghiệm thu hay kiểm tra chúng ta không thấy, sau một thời gian sinh sản số lượng mối trong tổ đủ lớn, chúng lại xâm nhập trở lại, hoặc là mối ở một tổ khác xâm nhập.
Vậy ‘Diệt mối tận gốc’ không phải là sau khi Diệt mối cho một căn nhà là coi như vĩnh viễn không bị mối xâm nhập vào căn nhà đó nữa.